Chuyển đến nội dung chính

Ôn tập môn Vận tải hàng hóa quốc tế

 1. Có nhận định cho rằng: “Tính thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu chợ được thể hiện không cao”. Quan điểm của Anh (chị) về nhận định trên.

Đồng ý.

Hợp đồng thuê tàu chợ bản chất là một vận đơn do chủ tàu hoặc đại lý tàu biển đưa ra, nếu bên thuê chở đồng ý với các điều khoản được quy định sẵn thì hợp đồng thuê tàu sẽ được hình thành. Người thuê chở không có quyền bổ sung, sửa đổi những nội dung được hãng tàu in sẵn này. Bản chất này xuất phát từ đặc điểm của hình thức thuê tàu chợ, theo đó,

Đặc điểm của hợp đồng thuê tàu chợ

- Người chuyên chở chỉ cung cấp một phần con tàu tương ứng với tính chất và khối lượng hàng hóa vận chuyển; 

- Lịch trình và hành trình của tàu là cố định theo sự thống nhất của các chủ tàu trong các Hiệp hội hay Công hội;

- Cước phí cố định đã được niêm yết một cách công khai trên thị trường thuê tàu; 

- Quá trình thiết lập hợp đồng đơn giản, ngắn gọn.

Khái niệm hợp đồng thuê tàu chợ


2. Phân biệt hai nguyên tắc “port to port" và "tackle to tackle”.

Nguyên tắc tackle to tackle: người chuyên chở chỉ phải chịu trách nhiệm từ thời điểm hàng hoá được bắt đầu xếp lên tàu, cho đến thời điểm hàng hoá được bốc dỡ xong khỏi tàu 

- Hague Visby: tackle to tackle (cẩu tới cẩu) khi cần cẩu chạm vào kiện hàng đầu tiên, tại thời điểm đó hàng hóa thuộc trách nhiệm của ng chuyên chở. Kết thúc tại cần cẩu chạm vào kiện hàng cuối cùng dỡ xuống tàu.

- CSPL: điểm e Đ 1 Hague Visby

- Ưu điểm: có lợi cho người chuyên chở

- Nhược điểm: khi chủ hàng nhận được vận đơn tưởng là đã chuyển trách nhiệm cho chủ tàu nhưng người chuyên chở chỉ phát sinh trách nhiệm khi hàng hóa được xếp lên tàu. Khoảng thời gian hàng hóa chờ được xếp lên tàu thì vẫn thuộc trách nhiệm của chủ hàng. Nếu trong khoảng thời gian này xảy ra sự cố thì chủ hàng vẫn phải chịu trách nhiệm. Tương tự, khoảng thời gian sau khi hàng được bốc dỡ khỏi tàu thì không thuộc trách nhiệm của người chuyên chở nữa. Lúc này mọi thiệt hại thuộc về chủ hàng hoặc người nhận hàng.


Nguyên tắc port to port (từ cảng đến cảng): trách nhiệm này được mở rộng hơn, từ thời điểm hàng hoá được giao cho người chuyên chở tại cảng xếp hàng, trong cả quá trình đi biển, và tại cảng dỡ hàng.

  • CSPL: khoản 2 Đ 4 Hamburg

  • Ưu điểm: có lợi cho chủ hàng vì port to port mở rộng trách nhiệm của người chuyên chở: bắt đầu khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở tại cảng xếp hàng. Trách nhiệm của người bán sẽ chấm dứt khi hàng được chuyển tới cảng xếp và trách nhiệm của người mua sẽ bắt đầu từ cảng dỡ. 

  • Nhược điểm: bất lợi cho người chuyên chở. Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm kể cả khi hàng còn nằm ở cảng xếp và chưa được xếp lên tàu.


3. Phân biệt nguyên tắc “Lỗi trực tiếp” và nguyên tắc “Lỗi suy đoán” trong quá trình chứng minh lỗi liên quan đến các hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường biển. Anh (chị) hãy liên hệ với pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

Lỗi suy đoán: 

  • CSPL: Điều 5 Công ước Hamburg 1978:

  • Người chuyên chở có nghĩa vụ chứng minh được rằng bản thân mình, những người làm công hoặc người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố đó và hậu quả của nó.

  • Không liệt kê các trường hợp miễn trách cho người chuyên chở mà dựa trên nguyên tắc suy đoán lỗi => người chuyên chở được miễn trách nếu chứng minh được mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết hợp lý nhằm ngăn ngừa tổn thất và tổn thất không do lỗi lầm hay sơ suất của mình gây nên.

  • Gia tăng trách nhiệm cho người chuyên chở, có lợi cho chủ hàng

=> Trách nhiệm chứng minh thuộc về người chuyên chở


Lỗi trực tiếp: 

  • CSPL: k1, 2 Đ 4 Hague Visby

  • Cả người chuyên chở lẫn tàu đều không phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát hoặc thiệt hại phát sinh hoặc là hệ quả của việc tàu không có đủ khả năng đi biển.

  • Chủ hàng là bên có nghĩa vụ chứng minh đây là lỗi của người chuyên chở kể cả khi hàng hóa đang trên biển. Trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa trên biển, chủ hàng không đi theo. Vì thế việc phải chứng minh người chuyên chở đã không có trách nhiệm trong bảo quản hàng hóa gây nhiều khó khăn vì chủ hàng không có nhiều dữ kiện về nguyên nhân khiến mất mát, thiệt hại phát sinh. Chủ hàng sẽ phải mời chuyên gia để xem xét, để đánh giá trường hợp này. 

  • Người chuyên chở chỉ phải chứng minh đối với trường hợp bị cho là thiếu sự mẫn cán thích đáng trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đi biển và đảm bảo cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm cho các hầm tàu, phòng lạnh và phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của tàu dùng để chở hàng thích hợp và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá phù hợp với những quy định của Ðiều III đoạn 1. => Cần lưu ý rằng, không phải hễ người chuyên chò chứng minh được một trong các căn cứ nêu trên thì họ đương nhiên được miễn trách. Trong trường hợp này người nhận hàng có quyền chứng minh ngược lại nếu chủ hàng chứng minh được lỗi của người chuyên chở trong việc gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa thì người chuyên chở vẫn phải chịu trách nhiệm.

  • khoản 2 Điều 4 liệt kê các trường hợp người chuyên chở được miễn trách nhiệm khi người chuyên chở chứng minh thuộc các trường hợp này.

=> Trách nhiệm chứng minh có lỗi thuộc về chủ hàng


Liên hệ với pháp luật Việt Nam: Pháp luật Việt Nam quy định chế định xác định lỗi dựa trên cơ sở kế thừa các quy định của Hamburg và Visby. Theo đó, trách nhiệm chứng minh sẽ luôn thuộc về đơn vị chuyên chở trong 2 trường hợp:

  • Khoản 1 Điều 151: Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.

  • Khoản 2 Điều 151: chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa. :  Đây là trường hợp miễn trách nhiệm nghiêng nhiều về bảo vệ quyền lợi của người chuyên chở. 

Như vậy, nghĩa vụ cung cấp một con tàu đủ khả năng đi biển của người chuyên chở chỉ cần thực hiện lúc "trước" và "bắt đầu" mỗi chuyến đi. Trong suốt hành trình đường biển, người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm về khả năng đi biển của con tàu, nhưng đây mới là khoảng thời gian tàu và hàng gặp nhiều rủi ro nhất, khả năng xảy ra tổn thất với hàng hóa là lớn nhất.

  • Nếu con tàu không được đảm bảo khả năng đi biển, sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn cho các bên, đặc biệt là chủ hàng.

  • Nếu người vận chuyển viện cớ rằng, khi xuất phát tàu đảm bảo đủ khả năng đi biển nhưng dọc đường lại bị hỏng hóc, thì quyền lợi của chủ hàng không được đảm bảo. Việc chứng minh rằng người vận chuyển đã không có nghĩa vụ cần mẫn hợp lý là hết sức khó khăn. 


II. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1. Trong hợp đồng thuê tàu chợ người chuyên chở phải có nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn mà các bên đã thoả thuận.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 2 Điều 5 Công ước Hamburg

Tùy thuộc vào nguồn luật điều chỉnh vận đơn thuê tàu chợ mà đơn vị vận chuyển cấp cho chủ hàng mà người chuyên chở có nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận hay không. Theo đó, nếu sử dụng nguồn luật điều chỉnh là Công ước Hague, Hague Visby thì không ràng buộc nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn. Nếu sử dụng nguồn luật là Công ước Hamburg, người chuyên chở phải giao hàng đúng trong thời gian đã thỏa thuận rõ ràng, hoặc nếu không có thỏa thuận như vậy thì trong thời gian hợp lý có thể đòi hỏi ở một người chuyên chở cần mẫn, có xét đến hoàn cảnh của sự việc. Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 151, người chuyên chở phải có trách nhiệm trả hàng trong thời hạn đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. 


2. Để đảm bảo quyền lợi của người chuyên chở trong hợp đồng thuê tàu chuyến, người thuê chở phải thanh toán trước toàn bộ cước phí vận chuyển tại cảng xếp hàng.

Nhận định sai

Có 3 hình thức thanh toán cước vận chuyển theo hợp đồng thuê tàu chuyến: cước phí trả trước, cước phí trả sau hoặc trả trước 1 phần trả sau 1 phần. Tùy thuộc vào các bên lựa chọn hình thức thanh toán mà thời gian thanh toán sẽ khác nhau.

1.Cước phí trả trước (freight prepaid)

Người thuê tàu phải trả toàn bộ tiền cước cho người cc sau khi xếp xong hàng hoặc sau khi ký B/L một số ngày do 2 bên thoả thuận.

Ex: Freight to be paid in four days after signing B/L, discountless and not returnable, ship and/ or cargo lost or not loss

2. Cước phí trả sau (Freight to collect)

Người thuê tàu phải trả toàn bộ tiền cước cho người cc sau khi tàu đến cảng dỡ hàng.

+ Trả hàng trước khi mở hầm tàu để dỡ hàng ( Freight payable before breaking bulk)

+ Trả đồng thời với việc dỡ hàng (Freight payment concurrent with completion of discharge)

+ Trả sau khi dỡ hàng xong (Freight payable after discharge)

3. Trả trước một phần, trả sau 1 phần (Advance Freight) hay sử dụng trên thực tế

Ex.Trả 80% cước tại cảng xếp hàng, sau khi ký B/L. Số tiền cước còn lại trả dứt trong vòng 5 ngày sau khi dỡ hàng xong ở cảng đến.


3. Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, chứng từ vận chuyển được cấp phát trong các hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển chỉ là vận đơn đường biển.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 148 BLHH 2015

Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Các bên có thể thỏa thuận chọn vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển,...


4. Trong hợp đồng thuê tàu, người chuyên chở luôn phải có nghĩa vụ cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển.

Nhận định sai.

Tùy thuộc vào nguồn luật điều chỉnh mà các bên lựa chọn, thì người vận chuyển phải mẫn cán chỉ trong khoảng thời gian trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa. Khi con tàu trong hành trình trên biển, người vận chuyển không có nghĩa vụ

CSPL: Điều 50 BLHH 2015, Điều 3 (1) Hague, Hague Visby Rules.  


Nhận xét

Mình viết về...

Hướng dẫn các nhịp và một số beat cơ bản của Pen Tapping

1-Các nhịp cơ bản:  Đầu tiên các bạn cần có bút còn về loại thì các bạn quen loại nào thì nên sử dụng loại ấy. Mình thì mình sử dụng bút jollee.  Do xem một số video về các nhịp của các anh chị rồi nên mình nghĩ thì đa số các nhịp 1,2,3 của mọi người sẽ giống nhau còn từ 4 trở đi thì mỗi người thường có một kiểu riêng. Còn mình thì mình học các nhịp của chị Suki Nguyễn  nên mình sẽ viết lại các nhịp đó.  -Nhịp 1: Gõ cổ tay phải.  -Nhịp 2: Gõ đầu bút. (phải)  -Nhịp 3: Gõ thân bút. (Nên gõ hết cả thân bút xuống mặt bàn)  -Nhịp 4: Gõ đầu bút bằng tay trái.   -Nhịp 5: Nhịp quẹt bút. (phải)  -Nhịp 6: Gõ vào cốc.   -Nhịp 7: Gõ cổ tay trái.  -Nhịp 8: Gõ thân bút bằng tay trái.  -Nhịp 9: Gõ đuôi bút bằng tay phải.  -Nhịp 0: Nhịp đuôi bút bằng tay trái. 2-Một số beat cơ bản:  Theo mình biết thì có beat một tay và beat hai tay. Mình nghĩ là các bạn nên tập beat một tay trước nên mình chỉ giới thiệu beat một tay thôi.  -Be

Trả lời câu hỏi cuối chương 3, 6, 7 | Chủ nghĩa xã hội khoa học

  Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế? Những điều kiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ? 1 ) Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế v   Chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lý luận về các hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng và được VILênin bổ sung, phát triển, cụ thể hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết. Cho đến nay lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên những giá trị có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận. Trước h

Câu hỏi ôn tập cuối chương | Quản trị học

  Chương I: Tổng quan về quản trị 1.       Có người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý với điều này không? Giải thích lý do. Đầu tiên, em khẳng định quan điểm của bản thân là: Giám đốc không nhất thiết phải là người giỏi nhất về cơ khí trong nhà máy. Xét về khía cạnh kinh tế học, kỹ sư và giám đốc là 2 chức vụ khác nhau có chuyên môn khác nhau: ·         Kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuỗi sản xuất của xí nghiệp; là 1 kỹ sư giỏi, cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm sao nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới. ·         Giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty,  Ngoài ra, chúng ta phải xét đến trường hợp: Giám đốc một nhà máy cơ khí mà giỏi về cơ khí hơn kỹ sư thì quá hoàn hảo. Bởi như thế Giám

Ôn tập nhận định và bài tập môn Luật WTO

  CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO  CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI   1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.  Nhận định SAI.  Các quốc gia thành viên  được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.  CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT.   2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết.  Nhận định SAI.  Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.   3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.  Nhận định SAI.  Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp

Trắc nghiệm Quản trị học có đáp án

  1.    Vai trò của mục tiêu trong quản trị quyết định? A. Lượng hóa các mục đích hướng đến của nhà quản trị B. Là điểm xuất phát và là cơ sở của mọi tác động trong quản trị           C. Thước đo hoạt động của nhà quản trị     D. Tất cả đều đúng 2. Công nghệ mới 4.0 là yếu tố thuộc môi trường? A. Môi trường vĩ mô B. Môi trường đặc thù C. Môi trường vi mô D. Môi trường bên trong 3. Lý thuyết chú trọng đến yếu tố con người trong quản trị là? A. Lý thuyết định lượng         B. Lý thuyết tâm lý xã hội   C. Lý thuyết quản trị cổ điển            D. Lý thuyết kiểm tra 4. Cơ cấu tổ chức liên quan đến A. Mục tiêu của tổ chức B. Bản chất sở hữu C. Số lượng nhân viên hiện có D. Tất cả dều đúng 5. Kiểm soát chất lượng quản trị tổng thể cần tiến hành hình thức kiểm tra? A. Kiểm tra hiện hành                        B. Kiểm tra lường trước         C. Kiểm tra phản hồi             D. Tất cả đều sai 6. Nhà quản trị có trách nhiệm thay mặt cho mọi thành

Bài tập môn Pháp luật thương mại ASEAN

  BT1: Công ty xe đạp Việt Nam dự định nhập 1000 xe đạp Modulo chính hãng Honda nguyên chiếc từ Thái Lan, với đơn giá mỗi chiếc là 9.400.000 đồng. Qua trao đổi với nhà sản xuất Thái Lan, giám đốc công ty xe đạp Việt Nam được biết lốp xe được là từ 100% cao su Thái Lan (4012.20.00, trị giá 1.000.000 đồng), xích xe đạp mua từ nhà sản xuất bằng nguyên liệu địa phương (7315.11.10, trị giá 500.000), khung xe do Honda Nhật cung cấp (8714.10.30, trị giá 3.000.000 đồng), yên xe (8714.10.10), trị giá 200.000), thiết bị chuyển động cũng do Honda Nhật cung cấp (8714.10.40, trị giá 2.000.000 đồng) và phanh do Honda Thái Lan sản xuất (8714.10.60, trị giá 300.000) cùng với một số phụ liệu khác mà nhà sản xuất Thái Lan tận dụng các mặt hàng nội địa. Dựa trên những thông tin đã biết, anh/ chị hãy xác định hàng hóa xe đạp Modulo nhập từ Thái Lan có được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam hay không? (bằng cả hai phương pháp RVC và CTC) Trả lời: Xe đạp Modulo là hàng hóa

Trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế có đáp án

  CÂU 1 . UCP 600 được áp dụng đương nhiên đối với:  a/ L/C mở bằng thư  b/ L/C mở bằng telex  c/ L/C mở bằng Swift  d/ Tất cả các phương án trên đều không đúng.  D. Điều 1 UCP 600: L/C ghi áp dụng UCP thì UCP được áp dụng CÂU 2: Phiên bản UCP nào sau đây còn hiệu lực áp dụng:  a/ UCP 600 ICC 2007  b/ UCP 500 ICC 1993  c/ UCP 400 ICC 1983  d/ Tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực.   D. UCP là tập quán quốc tế, bản sau không phủ định giá trị của bản trước CÂU 3: Nêu định nghĩa "tín dụng chứng từ" trong UCP 600. Tên gọi nào sau đây là đúng đối với  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:  a/ Tín dụng /chứng từ  b/ Thư tín dụng  c/ Tín dụng thư  d / Tất cả đều đúng  CÂU 4. Ta có dữ liệu trong một bức L/C như sau: Date of Issue: 130101; Date of Expiry: 130315.  Latest day of Shipment: 121225. Công ty X giao hàng ngày 25/12/2012. Vậy ngày trễ nhất để xuất  trình chứng từ là ngày nào?  a. 16/01/2013  b. 15/01/2013  c. 15/02/2013  d. 15/03/2013  CÂU 5. Ta có dữ liệu sau: Ng

Thảo luận môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ

 TM: thương mại LTM: Luật Thương mại năm 2005 Đ: Điều NĐ: nghị định HĐ: hợp đồng bt: bồi thường btth: bồi thường thiệt hại CHƯƠNG I Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ hộ kinh doanh là thương nhân?  5. Trong những trường hợp nào LTM 2005 không được mặc nhiên áp dụng mà chỉ được áp dụng khi có thoả thuận trong hợp đồng? 1. Theo Khoản 3 điều 1 Luật TM: Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này 2. Đối với những hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam (khi đó, Luật Thương mại không được đương nhiên áp dụng), nhưng nếu các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc chọn áp dụng luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại Việt Nam (khoản 2 Đ 1 LTM) 3. khoản 2 Đ 5: Các bên trong gia