BT1:
Công ty xe đạp Việt Nam dự định nhập 1000 xe đạp Modulo chính hãng Honda nguyên chiếc từ Thái Lan, với đơn giá mỗi chiếc là 9.400.000 đồng. Qua trao đổi với nhà sản xuất Thái Lan, giám đốc công ty xe đạp Việt Nam được biết lốp xe được là từ 100% cao su Thái Lan (4012.20.00, trị giá 1.000.000 đồng), xích xe đạp mua từ nhà sản xuất bằng nguyên liệu địa phương (7315.11.10, trị giá 500.000), khung xe do Honda Nhật cung cấp (8714.10.30, trị giá 3.000.000 đồng), yên xe (8714.10.10), trị giá 200.000), thiết bị chuyển động cũng do Honda Nhật cung cấp (8714.10.40, trị giá 2.000.000 đồng) và phanh do Honda Thái Lan sản xuất (8714.10.60, trị giá 300.000) cùng với một số phụ liệu khác mà nhà sản xuất Thái Lan tận dụng các mặt hàng nội địa.
Dựa trên những thông tin đã biết, anh/ chị hãy xác định hàng hóa xe đạp Modulo nhập từ Thái Lan có được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam hay không? (bằng cả hai phương pháp RVC và CTC)
Trả lời:
Xe đạp Modulo là hàng hóa có xuất xứ không thuần tuý theo đoạn b Điều 26 Hiệp định ATIGA. Do đó, căn cứ Điều 28 Hiệp định ATIGA có hai phương pháp tính gồm: Phương pháp Giá trị hàm lượng khu vực RVC và phương pháp Giá trị chuyển đổi mã số hàng hóa CTC.
*Phương pháp RVC
Theo điểm b Điều 26 Hiệp định ATIGA quy định về tiêu chí xuất xứ, xe đạp Module không được sản xuất toàn bộ tại Thái Lan do khung xe, yên xe và thiết bị chuyển động nhập từ Nhật nên xe đạp Modulo là sản phẩm có xuất xứ không thuần túy.
Theo Điều 28 Hiệp định ATIGA, sản phẩm có xuất không thuần túy sẽ được xác định theo phương pháp RVC.
Theo khoản 1 Điều 29 Hiệp định ATIGA, RVC có 02 phương pháp tính là phương pháp tính trực tiếp và phương pháp tính gián tiếp.
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Hiệp định ATIGA, việc xác minh phương pháp tính RVC của Quốc gia Thành viên nhập khẩu phải dựa vào phương pháp tính toán mà Quốc gia Thành viên xuất khẩu đang áp dụng. Theo đó, Việt Nam (Quốc gia Thành viên nhập khẩu) sẽ áp dụng phương pháp tính mà Thái Lan (Quốc gia Thành viên xuất khẩu) áp dụng. Thái Lan thường sử dụng phương pháp tính gián tiếp nên Việt Nam cũng sẽ áp dụng phương pháp tính gián tiếp.
Theo dữ kiện trong bài thì khung xe, yên xe và thiết bị chuyển động có xuất xứ từ Nhật.
Giá FOB = 9.400.000 đồng
Giá của nguyên vật liệu, phụ tùng và hàng hóa không có xuất xứ = 3.000.000 + 200.000 + 2.000.000 = 5.200.000 đồng
RVC = Giá FOB - Giá của nguyên vật liệu, phụ tùng và hàng hóa không có xuất xứGiá FOB 100%
= 9.400.000 - 5.200.000 9.400.000100% = 2147 = 44.7% > 40%
Theo Điều 26 và Điều 28 Hiệp định ATIGA, hàng hóa có hàm lượng RVC không dưới 40% thì được hưởng ưu đãi thuế quan. Vậy hàng hóa xe đạp Modulo nhập từ Thái Lan được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam.
* Phương pháp CTC
Xe đạp Modulo có xuất xứ không thuần túy theo điểm b Điều 26 Hiệp định ATIGA.
Căn cứ đoạn 2 điểm a khoản 1 Điều 28 Hiệp định ATIGA, xe đạp Modulo sẽ được xem là có xuất xứ ASEAN nếu tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ ASEAN được sử dụng để sản xuất ra xe đạp đã trải qua chuyển đổi mã số hàng hóa CTC ở cấp 4 số.
Do đó, áp dụng phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa CTC theo Điều 28 Hiệp định ATIGA như sau:
Hàng hoá không có xuất xứ ASEAN trong trường hợp này gồm: Khung xe (8714.10.30), yên xe (8714.10.10) và thiết bị chuyển động (8714.10.60) đều do Honda Nhật cung cấp. Theo đó, cả 03 sản phẩm này đều có mã số ở cấp bốn số là 8714.
Căn cứ bảng mã HS theo Phụ lục 1 của Thông tư 65/2017/TT-BTC về Ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, xe đạp Modulo được xác định là xe đạp hai bánh có mã số ở cấp bốn số là 8712.
Qua đó, hàng hoá không có xuất xứ ASEAN gồm khung xe, yên xe, thiết bị chuyển động có mã số HS 8714 khác với mã số HS 8712 của xe đạp hai bánh (xe đạp Modulo).
Như vậy, hai mã số HS của 03 bộ phận, phụ kiện xe này và xe đạp Modulo là không giống nhau, nghĩa là đã có sự chuyển đổi mã số ở cấp 4 số. Do đó, xe đạp Modulo đã đạt xuất xứ ASEAN và được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi được nhập vào thị trường Việt Nam.
Lưu ý ở đây là vì 03 bộ phận, phụ kiện xe đạp xem xét trên đã có sự chuyển đổi mã số HS nên sẽ không xét lại theo trường hợp ngoại lệ của cách thức chuyển đổi CTC theo Điều 33 Hiệp định ATIGA. (((NGOẠI LỆ: Nếu các linh kiện có MSHH giống nhau nhập khẩu từ nước ngoài khối ASEAN ➔ 10%: Đ33 ATIGA (số tiền của linh kiện chiếm bao nhiêu % trên tổng giá tiền sản phẩm, <10% được hưởng ưu đãi))))
Kết luận chung: Qua 2 kết quả được trình bày như trên có thể thấy, dù áp dụng phương pháp RVC hay phương pháp CTC thì xe đạp Modulo khi được nhập vào thị trường Việt Nam sẽ đều được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA.
BT2:
Công ty điện ảnh Việt Nam dự định nhập 100 máy quay phim JVC GY-HM620 chính hãng nhập nguyên máy từ Thái Lan, với đơn giá mỗi chiếc là 60.000.000 đồng. Qua trao đổi với nhà sản xuất JVC Thái Lan, giám đốc công ty điện ảnh Việt Nam được biết một máy JVC GY-HM620 được lắp ráp bằng kính lọc sáng từ Nhật (9002.20.20, trị giá 10.000.000 đồng), máy đo xa hình ảnh (9015.10.10, trị giá 10.000.000 đồng), thấu kính ánh sáng (9001.90.10, trị giá 10.000.000 đồng), ngoài ra còn một số phụ kiện bắt buộc nhập từ Nhật (9007.20.90, trị giá 10.000.000), còn lại JVC Thái Lan sử dụng công nghệ Nhật và dùng các nguyên liệu nội địa Thái Lan để lắp ráp máy quay phim.
Dựa trên những thông tin đã biết, anh/ chị hãy xác định hàng hóa máy quay phim JVC GY-HM620 nhập từ Thái Lan có được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam hay không? (bằng cả hai phương pháp RVC và CTC)
Bài làm
Theo phương pháp RVC
Theo Điều 26 Hiệp định ATIGA, máy quay phim JVC GY-HM620 là sản phẩm có xuất xứ không thuần tuý.
Theo Điều 28 Hiệp định ATIGA, sản phẩm có xuất xứ không thuần tuý sẽ được xác định theo phương pháp RVC.
Theo khoản 1 Điều 29 Hiệp định ATIGA, phương pháp RVC có hai phương pháp tính là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Do đó, theo khoản 3 Điều 29 Hiệp định này, Việt Nam (Quốc gia Thành viên nhập khẩu) sẽ áp dụng phương pháp tính mà Thái Lan (Quốc gia Thành viên xuất khẩu) áp dụng. Thái Lan thường sử dụng phương pháp tính gián tiếp nên Việt Nam cũng sẽ áp dụng phương pháp tính gián tiếp.
kính lọc sáng từ Nhật (9002.20.20, trị giá 10.000.000 đồng), máy đo xa hình ảnh (9015.10.10, trị giá 10.000.000 đồng), thấu kính ánh sáng (9001.90.10, trị giá 10.000.000 đồng), ngoài ra còn một số phụ kiện bắt buộc nhập từ Nhật (9007.20.90, trị giá 10.000.000), ///// còn lại JVC Thái Lan sử dụng công nghệ Nhật và dùng các nguyên liệu nội địa Thái Lan để lắp ráp máy quay phim. = 20tr
FOB= 60.000.000 đồng
Giá trị của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hoá ko có xuất xứ = 10tr x4= 40tr
RVC = (60TR - 40TR) / 60tr x100% = 33.3% < 40%
Vậy máy quay phim JVC GY-HM620 nhập từ Thái Lan không được hưởng ưu đãi
NGOẠI LỆ K2 Đ30 ATIGA: 33.3% x 20tr = 6.660.000
Phương pháp CTC:
Theo Điều 26 Hiệp định ATIGA, máy quay phim JVC GY-HM620 là sản phẩm có xuất xứ không thuần tuý.
Theo đoạn 2 điểm a khoản 1 Điều 28 Hiệp định ATIGA, máy quay phim sẽ được coi là có xuất xứ tại Thái Lan nếu tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra máy đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (“CTC”) ở cấp bốn số của Hệ thống hài hoà. Phụ lục 1 của Thông tư số 65/2017/TT-BTC về Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì máy quay phim có mã số hàng hóa CTC là 9007.10.00. Trong các hàng hoá không có xuất xứ ASEAN bao gồm: kính lọc sáng (9002.20.20), máy đo xa hình ảnh (9015.10.10), thấu kính ánh sáng (9001.90.10), một số phụ kiện (9007.20.90) thì một số phụ kiện bắt buộc (9007.20.90) chưa được chuyển đổi mã số CTC 4 số so với máy quay phim.
Đồng thời theo khoản 1 Điều 33 1111111111111111Hiệp định này giá trị của một số phụ kiện bắt buộc cũng không thỏa mãn yêu cầu chiếm dưới 10% giá trị sản phẩm (10.000.000:60.000.000 x 100%=16.6% > 10%).
Vậy máy quay phim JVC GY-HM620 nhập từ Thái Lan không được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam theo phương pháp CTC.
BT3:
Công ty V của Việt Nam kinh doanh sản xuất đồ gốm sứ. Một trong những thị trường tiêu thụ chính của gốm sứ Việt Nam là Indonesia. Ngày 10/10/2015, công ty V giao kết hợp đồng bán lô hàng 100 chậu gốm cho công ty I của Indonesia, với giá trị hàng hóa là 1000 USD, trong đó các nguyên liệu sử dụng để sản xuất là: 80kg đất sét (đơn giá: 1 USD/kg), 2kg men màu (đơn giá: 150 USD/kg). Ngoài ra chi phí nhân công, chi phí nhiên liệu (điện năng, gas...) và chi phí quản lý, bán hàng và lợi nhuận là 420 USD .
Để đóng gói số lượng hàng nói trên, công ty V sử dụng 100 thùng carton (đơn giá: 2 USD/thùng). Theo hợp đồng, công ty V sẽ xin C/O để công ty I được hưởng ưu đãi thuế quan trong khu vực ASEAN khi làm thủ tục nhập khẩu vào Indonesia.
• Bằng các kiến thức về quy tắc xuất xứ trong AEC, anh/chị hãy cho biết lô hàng của công ty V có đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hay không trong 2 trường hợp sau (sử dụng 2 phương pháp RVC và CTC):
1/ Men màu được nhập khẩu từ Trung Quốc và thùng carton mua từ công ty bao bì Thăng Long.
TÍNH TRỊ GIÁ RVC
(Thông tư 22/2016 Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN)
Điều 4:
RVC = Gía trị nguyên liệu ASEAN + Phí nhân công trực tiếp+ chi phí phân bổ trực tiếp + chi phí khác + lợi nhuận/ trị giá FOB x 100%
RVC = 80 (đất sét) + 200 (thùng các-tông _ Điều 10 Thông tư 22/2016) + 420 (các chi phí khác)/ 1000 x 100% = 70% > 40%
=> ĐẠT XUẤT XỨ ASEAN THEO RVC
Sử dụng CTC:
Điều 4 Thông tư 22/2016 Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
Chỉ kiểm tra đối với phần nguyên liệu không có xuất xứ ASEAN Men màu (HS 3208) chuyển đổi được mã số hàng hóa cấp 4 số (CTH) sang đồ gốm sứ (HS 6913)
=> ĐẠT CTH
2/ Men màu và thùng carton đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. (Đất sét: HS 2508, thùng carton HS 4819, men màu HS 3208, đồ gốm sứ HS 6913)
TÍNH TRỊ GIÁ RVC
(Thông tư 22/2016 Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN)
Điều 4:
RVC = Gía trị nguyên liệu ASEAN + Phí nhân công trực tiếp+ chí phí phân bổ trực tiếp + chi phí khác + lợi nhuận/ trị giá FOB x 100%
RVC = 80 + 420/1000x100% = 50% > 40%
=> ĐẠT RVC
Sử dụng CTC:
Điều 4 Thông tư 22/2016 Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
Chỉ kiểm tra đối với phần nguyên liệu không có xuất xứ ASEAN Men màu (HS 3208) chuyển đổi được mã số hàng hóa cấp 4 số (CTH) sang đồ gốm sứ (HS 6913)
➔ Đạt CTH
(Điều 10 Thông tư, vật liệu đóng gói và bao bì để bán lẻ, khi được phân loại cùng với hàng hoá đóng gói, sẽ được loại trừ khỏi các nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hoá khi xác định xuất xứ theo tiêu chí CTC.)
=> ĐẠT CTH
Nhận xét
Đăng nhận xét