Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2015

Dàn ý chung thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

I- Mở bài: -Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. -Nêu cảm nhận chung về đối tượng. II- Thân bài: 1. Giới thiệu vị trí địa lí: -Địa chỉ/ nơi tọa lạc? -Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ? -Cảnh vật xung quanh ra sao? -Có thể đến đó bằng phương tiện gì?   +Phương tiện du lịch: xe du lịch,...   +Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,... 2. Nguồn gốc: (lịch sử hình thành) -Có từ khi nào? -Do ai khởi công (làm ra)? -Xây dựng trong bao lâu? 3. Cảnh bao quát đến chi tiết:  a) Cảnh bao quát: -Từ xa,... -Nổi bật nhất là... -Cảnh quan xung quanh...  b) Chi tiết: -Cách trang trí:   +Mang đậm nét văn hóa dân tộc.   +Mang theo nét hiện đại. -Cấu tạo. 4. Giá trị văn hóa, lịch sử: -Lưu giữ:   +Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.   +Tô điểm cho... ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch. -Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch. III-Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng. (Động Phon

Đoạn văn thuyết minh về chiếc nón lá.

Trong số các vật dụng hằng ngày, nón lá đã trở thành một đồ dùng thủy chung gắn bó với người phụ nữ Việt Nam. Không ai biết nón lá xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết rằng chiếc nón lá đã theo người phụ nữ xuyên suốt cả chiều dài lịch sử. Nón lá có nhiều loại khác nhau như miền Bắc có chiếc nón quai thao, xứ Huế có nón bài thơ và miền Nam có chiếc nón lá. Nguyên liệu để làm nón không khó kiếm, chỉ cần có lá và nan tre. Người ta thường sử dụng lá cọ hay lá dừa tươi, phơi nắng ba đến bốn ngày và là cho phẳng. Sau đó đến công đoạn chằm nón là công đoạn khó nhất. Người thợ dùng kim khâu để thực hiện. Công dụng của nón lá rất nhiều: che nắng, che mưa, làm quạt khi trời nóng và cả tạo công ăn việc làm cho mọi người. Từ lâu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá đã là một nét đẹp văn hóa vô giá. Vì thế nên chúng ta phải ngày càng phát triển và bảo quản tốt nghề làm nón lá.   ( Làm nón) (Nón bài thơ) ( Một số hình ảnh đẹp về nón lá )

Đoạn văn thuyết minh về cây bút bi.

Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng  học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút gồm: trái tim của bút – đầu bi và những giọt máu là mực đựng đầy trong ống. Ngòi bút và đầu bấm cũng rất quan trọng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Vì bút bi có ích như vậy nên chúng ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút sẽ mau hỏng.

Bài 18 – Thực hành:TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM-PU-CHIA

1.Vị trí địa lí: -Cam-pu-chia thuộc bán đảo Đông Dương, tiếp giáp Thái Lan, Lào, Việt Nam, vịnh Thái Lan. -Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài: Vừa gắn với lục địa, vừa thông đại dương thuận lợi cho giao thông quốc tế. 2.Điều kiện tự nhiên: -Địa hình: +Đồng bằng chiếm 75% diện tích , thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. +Núi và cao nguyên chiếm 25% diện tích, tập trung ở phía bắc, đông bắc – tây nam. -Khí hậu: nhiệt đới gió mùa. Có hai mùa rõ rệt: +Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10). +Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3). -Sông ngòi: sông Mê Công, sông Xrê-pốc, Biển Hồ có giá trị về thủy lợi, đánh cá. -Thuận lợi: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. -Khó khăn: mùa khô gây hạn hán, mùa mưa gây lũ lụt. 3.Điều kiện xã hội, dân cư: -Số dân: 12,3 triệu người. Gia tăng: 1,7%. Mật độ dân số: 68 người/km vuông. -Thành phần dân tộc: Khơ-me (90%), Việt (5%), Hoa (1%), khác (4%). Ngôn ngữ phổ biến: Khơ-me. Tôn giáo: Đạo Phật (95%), tôn g