Chuyển đến nội dung chính

Nhận định môn Luật Môi trường

 B. Nhận định đúng sai, giải thích tại sao? 

1. Luật Môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. 

Nhận định Sai.

Luật Môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.

Ví dụ: Công ty A xả thải làm ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh, phải bồi thường thiệt hại, quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng này cũng là quan hệ phát sinh trực tiếp trong hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Luật Môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 

Nhận định Sai.

Luật Môi trường là một lĩnh vực pháp luật chứ không phải một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Một ngành luật độc lập thì phải có: Đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng biệt, nằm trong phạm vi một quốc gia. Nhưng Môi trường không gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà do tính thống nhất nên nó còn có luật quốc tế. Nguồn luật của luật Môi trường giao thoa giữa các ngành luật.

Ví dụ xử phạt vi phạm hành chính về môi trường là nguồn của luật Môi trường, trong Bộ luật Dân sự có bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và nếu xuất phát từ hành vi gây ô nhiễm môi trường thì đó là nguồn của luật Môi trường.

3. Mọi sự tác động của các chủ thể vào các yếu tố môi trường đều làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. 

Nhận định Sai.

Chỉ những sự tác động xấu, phải đủ gây nguy hại hoặc đe doạ gây nguy hại cho môi trường theo pháp luật quy định của các chủ thể vào các yếu tố môi trường mới làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.

VD: việc trồng lúa, trồng cây ăn trái nhưng không sử dụng thuốc trừ sâu hay các chất hóa học độc hại thì là một sự tác động đến yếu tố môi trường nhưng không làm phát sinh quan hệ môi trường.

4. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại dựa trên cơ sở đảm bảo cân đối, hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường. 

Nhận định Sai.

“Phát triển bền vững” là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

5. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. 

Nhận định Sai.

BTTH  do ô nhiễm môi trường có hai hành vi: trong đó có hành vi trái pháp luật không là quy tắc trên

Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là khi thực hiện hành vi hợp pháp do pháp luật quy định và cho phép chủ thể làm việc đó. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường do hành vi không hợp pháp làm ô nhiễm môi trường có lỗi của chủ thể.

6. Nguồn của Luật Môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường. 

Nhận định Sai.

Nguồn của Luật Môi trường gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về môi trường và các văn bản pháp luật có chưa đựng quy phạm pháp luật môi trường như: Các điều ước quốc tế về môi trường.

7. Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường. 

Nhận định Đúng.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường là các yếu tố vật chất bao gồm: yếu tố tự nhiên (đất, nước, không khí,…) và yếu tố nhân tạo (hệ thống đường sắt, nhà cửa, bệnh viện,…), phải có hình dạng, kích thước cụ thể vậy nên không bao gồm di sản văn hóa phi vật thể. Vậy nên những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường.

CSPL: K1, 3 LBVMT 2020, k1 Đ 4 Luật di sản văn hóa vbhn

8. Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo ĐTM đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập. 

Sai

CSPL: k1 Đ 31 và k2 Đ 120 LBVMT:

  •  Báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường quốc gia: bộ tài nguyên môi trường lập 5 năm 1 lần

  •  báo cáo ĐTM do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn lập

9. Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. 

Nhận định Sai.

Báo cáo ĐMC sẽ do cơ quan chủ trì thẩm định còn báo cáo ĐTM sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Không có trường hợp được thẩm định thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định.

CSPL: khoản 4 Điều 26 và Điều 35 LBVMT

10. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM. 

Nhận định Sai.

Người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt chứ không phải cơ quan thẩm định.

CSPL: khoản 9 Điều 34 LBVMT

11. Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu. 

Nhận định Sai.

Pháp luật Việt Nam chỉ cấm nhập khẩu chất thải từ nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào nhưng vẫn cho phép nhập khẩu phế liệu nếu đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

CSPL: khoản 6 Điều 6 và khoản 1 Điều 71 LBVMT

12. Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải nguy hại. 

Nhận định Sai.

Trong quản lý chất thải nguy hải phải có quá trình xử lý chất thải và không phải ai cũng tham gia vào được. Chỉ những cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới có thể làm được.

CSPL: khoản 3 Điều 84 LBVMT

13. Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng. 

Nhận định Sai.

Vì tiêu chuẩn môi trường chỉ mang tính tự nguyện áp dụng, chỉ khi nào nó được viện dẫn trong các VBQPPL, các quy chuẩn kỹ thuật thì mới mang tính bắt buộc.

CSPL: K11Đ3LBVMT2020

14. Tiêu chuẩn môi trường do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng, ban hành và công bố. 

Nhận định Sai.

Vì tiêu chuẩn môi trường cơ sở còn do các tổ chức tự xây dựng và công bố.

CSPL: K11Đ3LBVMT2020, k3 Đ 11 luật tcqckt

15. Mọi quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ TN và MT ban hành. 

Nhận định Sai.

Quy chuẩn kỹ thuật môi trương quốc gia sẽ do Bộ TNMT ban hành tuy nhiên đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương thì UBND cấp Tỉnh sẽ có thẩm quyền ban hành.

CSPL: K5Đ102LBVMT2020, Đ 27 lctqckt

16. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải giống nhau ở tất cả các tỉnh thành. 

Nhận định Sai.

Tùy theo từng điều kiện đặc thù của từng khu vực ví dụ như điều kiện môi trường, sản xuất, … thì sẽ tồn tại những quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương có tính phù hợp hơn và nghiêm ngặt hơn so với quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia.

CSPL: K3Đ34 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường 2006 sửa đổi bổ sung, điểm a k2 Đ 27 LTCQCKT

17. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước. 

Nhận định Sai. 

Chỉ có quy chuẩn kỹ thuật môi trường cấp quốc gia mới có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước. Đối với các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cấp địa phương thì chỉ có giá trị bắt buộc đối với địa phương mà quy chuẩn đó được ban hành.

CSPL: K3Đ34 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường 2006 sửa đổi bổ sung.

18. Mọi thông tin môi trường đều phải được công khai. 

Nhận định Sai.

Chỉ có một số thông tinh buộc phải khai như là: báo cáo đánh giá MT chiến lược, đánh giá tác động MT và kế hoạch BVMT; thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; khu vực MT bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố MT; các báo cáo về MT; kết quả thanh tra, kiểm tra về BVMT.  Ngoài ra trong số những thông tin mà khoản 1 Điều 114 LBVMT 2020 có nhắc đến thì vẫn có những thông tin không buộc phải công khai như thông tin về quyết định phê duyệt kết quả thẩm định.

19. Tất cả các dự án do cơ quan Nhà nước thực hiện đều phải đánh giá môi trường chiến lược. 

Nhận định Sai

Vì đối tượng cần phải ĐMC là các chiến lược, quy hoạch được quy định theo Điều 25 LBVMT 2020. Vậy nếu dự án do cơ quan Nhà nước thực hiện không nằm trong các đối tượng đó thì không cần ĐMC.

20. ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. 

Nhận định Sai.

ĐMC phải tiến hành đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch (k1Đ26LBVMT)

21. Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động. 

Nhận định Sai.

Chỉ những dự án đầu tư được quy định tại Điều 30 LBVMT 2020  mới phải tiến hành ĐTM.

22. Chủ dự án có thể tự lập báo cáo ĐTM. 

Nhận định Đúng.

Chủ dự án đầu tư có thể tự đánh giá và lập một bản báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư của mình. 

CSPL: Điều 31 LBVMT

23. Tất cả các báo cáo ĐTM đều có thể thẩm định thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan tổ chức có liên quan. 

Nhận định Sai.

Chỉ trong trường hợp cần thiết thì cơ quan thẩm định sẽ tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định.

CSPL: khoản 4 Điều 34 LBVMT

24. Mọi trường hợp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt đều phải lập lại báo cáo ĐTM. 

Nhận định Sai.

Chỉ có một số trường hợp nhất định mà pháp luật môi trường đã quy định ví dụ như tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp nhận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc là thay đổi công nghệ sản xuất của dự án đến mức chất thải phát sinh vượt quá công nghệ xử lý của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định được phê duyệt, … thì mới phải lập lại báo cáo ĐTM chứ không phải mọi trường hợp.

CSPL: khoản 2 Điều 27 NĐ 08/2022

25. Hoạt động ĐTM kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM. 

Nhận định Sai.

Đối với những trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quẩ thẩm định báo cáo ĐTM trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành thì chủ đầu tư phải tiến hành ĐTM lại. 

CSPL: khoản 4 Điều 37 LBVMT, k1,2 Đ 37 LBVMT

26. Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường là thực hiện đánh giá tác động môi trường. 

Nhận định Sai.

Thực hiện báo cáo ĐTM và ĐTM là 2 hoạt động được thực hiện song song đồng thời. Kết quả của việc ĐTM sẽ được thể hiện bằng bản báo cáo ĐTM.

CSPL: khoản 1, 2 Điều 31 LBVMT

27. Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không phải lập báo cáo ĐTM. (câu này bỏ vì luật mới không có đề cập đến kế hoạch bvmt nó nằm trong luật cũ)


28. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất. 

Nhận định Sai.

Theo định nghĩa của chất ô nhiễm thì nó là chất hóa học nhưng cũng có thể là tác nhân sinh học, vật lsy mà khi xuất hiện trong môi trường vượt mức cho phép sẽ gây ô nhiễm ví dụ như tiếng ồn nếu vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì nó sẽ là chất gây ô nhiễm.

CSPL: khoản 15 Điều 3 LBVMT

29. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm môi trường. 

Nhận định Sai.

Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường chính là suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

CSPL: khoản 13 Điều 3 LBVMT

30. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường. 

Nhận định Sai.

Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ có trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường trong trường hợp như là đối với sự cố môi trường cấp quốc gia. Còn đối với sự cố môi trường cấp tỉnh và cấp huyện sẽ lần lượt do UBND cấp tỉnh và cấp huyện chịu trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường.

CSPL: khoản 2 Điều 126 LBVMT

31. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm. 

Nhận định Đúng.

Vì chất thải bao gồm chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Trong đó, lấy ví dụ như các nhà máy xí nghiệp xả nước thải (Chất thải lỏng) ra môi trường mà chưa qua xử lý, nếu nó chứa Xyanua thì hiển nhiên nó là một dạng chất ô nhiễm.

CSPL: khoản 15, 18, 20 Điều 3 LBVMT

32. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải. 

Nhận định Sai.

Quản lý môi trường là bao gồm cả quá trình xử lý chất thải, ngoài ra nó còn có các quá trình như phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, lưu giữ, tái chế, …

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 72 LBVMT

33. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Nhận định Sai.

Chủ nguồn chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có sơ sở phát sinh CTNT. Cho nên việc Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là không phù hợp.

CSPL: Khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP

Sai, họ phải lập hồ sơ đăng ký giấy phép môi trường, trong đó có nội dung liên quan đến nguồn của chất thải 

K2 đ 40 LBVMT


34. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 

Nhận định Sai

Xử lý chất thải nguy hại là 1 phần của giấy phép môi trường. Giấy phép môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp trên phạm vi toàn quốc.

CSPL: khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Đ 41 Luật BVMT

35. Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. 

Nhận định Sai.

Không phải tất cả báo cáo ĐTM đã được phê duyệt đều thuộc điều kiện đc cấp. Chỉ những báo cáo đc phê duyệt bởi Bộ Tài Nguyên

36. Mọi trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động xử lý lý chất thải nguy hại đều phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. 

Nhận định Sai.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo LBVMT 2020 là giấy phép môi trường thành phần (điểm d khoản 2 Điều 42 LBVMT). Vậy thì chỉ có các đối tượng phải có giấy phép môi trường như là dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý,… thì mới cần có chứ không phải mọi trường hợp.

CSPL: Điều 39 LBVMT

37. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông vào Việt Nam để phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấm theo quy định của pháp luật môi trường. 

Nhận định Sai.

Nếu phương tiện giao thông kia là tàu biển đã qua sử dụng thì chỉ cần đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì sẽ được nhập khẩu. Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

CSPL: khoản 2 Điều 70 LBVMT

38. Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì mới được nhập khẩu phế liệu. 

Nhận định Sai. 

Ngoài tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu còn có tổ chức, cá nhân nhận ủy thác cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nữa.

CSPL: Khoản 2 Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP/2015.

39. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường. 

Nhận định Sai.

Chỉ những sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng mới là sự cố môi trường.

CSPL: khoản 14 Điều 3 LBVMT

40. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc phục sự cố. 

Nhận định Sai.

Trách nhiệm khắc phục sự cố còn là một trong những hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương và địa phương. 

CSPL: điểm g khoản 9 Điều 151, điểm đ khoản 9 Điều 152 Nghị định  08/2022/NĐ-CP.

41. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. 

* Sai. 

* Theo Hiến pháp 2013 quy định thì đối với tài nguyên thiên nhiên rừng thì chủ sở hữu duy nhất là toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhưng nếu rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu của chủ rừng – người được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp.

* CSPL: Điều 53 Hiến pháp 2013, khoản 9 khoản 10 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017


42. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.

* Nhận định sai

* Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.

– Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:

+ Rừng tự nhiên;

+ Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ;

+ Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm:

+ Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư;

+ Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

* CSPL: Điều 53 Hiến pháp 2013, Khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017.


43. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng. 

* Nhận định sai

* Bên cạnh thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng các cấp địa phương thì trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

Theo đó, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ là cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng cấp quốc gia dưới sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan khác.

CSPL: Khoản 1 Điều 12 và Điều 102 Luật Lâm nghiệp 2017


44. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản xuất kinh doanh. 

* Nhận định sai

* không có tổ chức kinh tế

CSPL: k 3 Đ 16 Luật Lâm nghiệp

45. Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ. 

* Nhận định sai

* Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng ngoài đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ mà còn có tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó.

* Khoản 2 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017


46. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản xuất kinh doanh. 

  • Nhận định sai

  • Theo quy định của luật mới hiện hành không còn quy định quyền được Nhà nước giao hay cho thuê rừng sản xuất của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đó, tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ đóng vai trò bổ trợ, liên kết hỗ trợ các tổ chức cá nhân trong nước trong việc bảo vệ và phát triển rừng

  • Khoản 8 Điều 73, Đ 8 Luật Lâm nghiệp 2017


47. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng. 

  • Nhận định sai

  • Theo quy định, Nhà nước chỉ có thể giao rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng không thu tiền sử dụng đất và cho thuê rừng. Không có hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng. Do đó, cũng sẽ không có điều khoản quy định về bồi thường đối với loại rừng này.

  • Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017


48. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB. 

Sai. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019, các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB bị nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Trong nhận định trên chỉ đề cập đến “gây nuôi” mà không chỉ rõ vì mục đích gì. Nếu vì mục đích nuôi trồng, nhân giống, bảo tồn thì pháp luật không cấm. Còn nuôi vì mục đích thương mại thì bị nghiêm cấm.

CSPL: Đ 49 Luật Lâm nghiệp: có cho phép gây nuôi 


49. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật. 

  • Nhận định sai

  • Đối với các mẫu vật thuộc khoản 2 Điều 10 NĐ 06/2019 (Các mẫu vật còn không khả năng duy trì sự sống) thuộc nhóm IA, IB thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công.

  • Đ 29 NĐ 06/2019


50. Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ. 

  • Nhận định sai

  • Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó.

  • Điều 8 NĐ 06/2019


51. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. 

Nhận định đúng

Điều 4 Luật thủy sản 2017


52. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để đảm bảo hiệu quả kinh tế. 

  • Sai. Nhà nước có chính sách đồng bộ về mọi mặt như phương tiện liên lạc, dịch vụ hậu cần,… để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác xa bờ. Lý do: 

Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và trái phép.

- Khuyến khích đánh bắt xa bờ nhằm khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ta. Đồng thời còn giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

  • Khoản 1 Điều 12

Sai vì nhà nước dành nhiều ưu đãi hơn cho đánh bắt xa bờ Văn bản hợp nhất 58/VBHN-BTC 2019 hợp nhất Nghị định về chính sách phát triển thủy sản

53. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo quy định của Luật Thủy sản.

  • Nhận định sai

  • Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản. Do đó, những cá nhân khai thác thủy sản với tàu cá có chiều dài lớn nhất nhỏ hơn 6m thì không bắt buộc phải có giấy phép.

  • Khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 


54. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước. 

  • Nhận định sai

  •  Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng sản 2010 chứ không phải của Luật Tài nguyên nước 2012.


CSPL: Khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước 2012. Điều 1 Luật khoáng sản 2010.


55. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải. 

Sai. Tổ chức, cá nhân xả thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.


CSPL: Khoản 3, 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước 2012.

Theo Luật BVMT 2020, quyền cấp phép xả thải được tích hợp trong giấy phép môi trường, theo Điều 39 Đối tượng cấp giấy phép môi trường là dự án đầu tư nhóm I, II, III phải xin phép cơ quan có thẩm quyền. Vậy trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường thì không phải xin phép CQNN có thẩm quyền.


56. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. 

Sai. Tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong trường hợp khai thác nước để phát điện nhằm mục đích thương mại; khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.


CSPL: Khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước 2012


57. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. 

Sai. Hoạt động khoáng sản bao gồm: thăm dò và khai thác.


Chỉ tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mới phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.


CSPL:  khoản 5 Điều 2, Khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản 2010. K2 đ 137 luật bvmt


58. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản 

Sai. Ngoài ra, còn có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản chứ không nhất định phải thông qua đấu giá mới được cấp phép.


CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản 2010.


59. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó. 

Nhận định sai. Theo Điều 66 Luật Khoáng sản 2010 cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép khoáng sản muốn chuyển nhượng giấy phép thì phải hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác. Ngoài ra, việc chuyển nhượng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp nhận.


60. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khoáng sản. 

Nhận định sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 64 LKS thì không phải mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều cần giấy phép khai thác khoáng sản, trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong 2 trường hợp tại điểm a,b khoản 2 Điều này.


61. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước. 

Nhận định sai. Ví dụ như tài nguyên rừng thuộc sở hữu tư nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật lâm nghiệp 2017. Về tài nguyên rừng và thuỷ sản còn thuộc thẩm quyền của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn


62. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Nhận định sai. Vì theo k2 điều 48 Luật Thủy sản thì thẩm quyền quản lý vùng khai thác thuỷ sản thuộc BT BNNVPTNN


Note: Phân loại nguồn tài nguyên thiên nhiên

2.1. Tài nguyên đất

2.2. Tài nguyên rừng

2.3. Tài nguyên nước

2.4. Tài nguyên gió

2.5. Tài nguyên biển


63. Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên. 

Nhận định sai. Theo điểm c k2 Điều 3 Luật thuế tài nguyên đối với cá nhân khai thác nhỏ lẻ thì không phải nộp thuế tài nguyên.


64. Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính. 

Nhận định sai. Hành vi vi phạm bên cạnh hình thức xử lý hành chính, còn có các hình thức xử lý khác là xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo k1 Điều 161 LBVMT 2020.


65. Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 

Nhận định đúng. Bản chất là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì khách thể bị xâm hại bao giờ cũng có sự trong lành của hệ sinh thái( ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản,.. không thể thỏa thuận trong hợp đồng).

Đề cương trang 67.


66. Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án. 

Nhận định sai. Theo điểm a k1 điều 133, k2 đ162 LBVMT 2020, có thể giải quyết bằng con đường hòa giải hoặc trọng tài.


67. Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. 

Nhận định sai. Theo khoản 4 Điều 162 Luật BVMT, không chỉ áp dụng luật Việt Nam mà các bên tranh chấp có thể thỏa thuận sử dụng luật quốc tế hay các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


68. Chủ thể của luật quốc tế về môi trường là chủ thể của công pháp quốc tế.

Nhận định đúng, chủ thể của luật quốc tế về môi trường là quốc gia và quốc gia là chủ thể của công pháp quốc tế.


69. Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. 

Nhận định sai. Luật quốc tế điều chỉnh mqh giữa các quốc gia, chủ thể khác của luật quốc tế nhằm ngăn chặn, khắc phục,loại trừ những tác động xấu xảy ra cho môi trường của mỗi quốc gia. Vậy nên Luật quốc tế về môi trường bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đồng thời bảo vệ trong phạm vi chủ quyền của quốc gia.


70. Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong phạm vi chủ quyền nếu hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi trường hay lợi ích môi trường của quốc gia khác. 

Nhận định đúng. Vì môi trường là một thể thống nhất. Việc bảo vệ môi trường không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Điều này nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung.


71. Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra. 

Nhận định sai. Quốc gia còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi không vi phạm pháp luật quốc tế gây ra.

VD: hành vi đó được pl quốc tế cho phép và hành vi đó gây thiệt hại thì phải bồi thường


72. CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy giảm tầng ôzôn. 

Nhận định sai. CFC vừa có thể là chất gây nên hiệu ứng nhà kính vừa là chất làm suy giảm tầng ôzôn tùy thuộc vào phản ứng của nó.


73. Các chất ODS đều có hệ số phá hủy tầng ôzôn giống nhau. 

Nhận định sai. ODS gồm 2 nhóm chính là các chất thuộc nhóm clorin và các chất thuộc nhóm Bromin. Các chất ODS có các hệ số phá hủy tần ôzon khác nhau, ví dụ các nhóm thuộc Clorin sẽ có hệ số mạnh hơn nhóm bromin.


74. Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính giống nhau. 

Nhận định sai. Theo khoản 4 Điều 3 Công ước Khung, căn cứ vào trình độ phát triển của từng quốc gia mà nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính khác nhau.


75. Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ những giống loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con vật sống nằm trong danh mục. 

Nhận định sai. Theo điểm b khoản 2 Điều II Công ước Cites, bên cạnh những giống loài hoang dã, nguy cấp sống còn có các mẫu vật.


76. Công ước CITES cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục. 

Nhận định sai. Theo Điều VII công ước CITES không cấm chỉ kiểm soát, được phép trao đổi buôn bán thế hệ giống loài từ thế hệ thứ 2 trở đi nếu chứng minh được là hợp pháp.


77. Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.

Nhận định sai. Theo khoản 6 Điều 11 Công ước về BVDSVHVTNTG, trước khi từ chối đơn xin, Ủy ban tham khảo ý kiến của QG tham gia công ước, mà trên lãnh thổ của nước này hiện có các di sản văn hóa đó.




Nhận xét

Mình viết về...

Hướng dẫn các nhịp và một số beat cơ bản của Pen Tapping

1-Các nhịp cơ bản:  Đầu tiên các bạn cần có bút còn về loại thì các bạn quen loại nào thì nên sử dụng loại ấy. Mình thì mình sử dụng bút jollee.  Do xem một số video về các nhịp của các anh chị rồi nên mình nghĩ thì đa số các nhịp 1,2,3 của mọi người sẽ giống nhau còn từ 4 trở đi thì mỗi người thường có một kiểu riêng. Còn mình thì mình học các nhịp của chị Suki Nguyễn  nên mình sẽ viết lại các nhịp đó.  -Nhịp 1: Gõ cổ tay phải.  -Nhịp 2: Gõ đầu bút. (phải)  -Nhịp 3: Gõ thân bút. (Nên gõ hết cả thân bút xuống mặt bàn)  -Nhịp 4: Gõ đầu bút bằng tay trái.   -Nhịp 5: Nhịp quẹt bút. (phải)  -Nhịp 6: Gõ vào cốc.   -Nhịp 7: Gõ cổ tay trái.  -Nhịp 8: Gõ thân bút bằng tay trái.  -Nhịp 9: Gõ đuôi bút bằng tay phải.  -Nhịp 0: Nhịp đuôi bút bằng tay trái. 2-Một số beat cơ bản:  Theo mình biết thì có beat một tay và beat hai tay. Mình nghĩ là các bạn nên tập beat một tay trước nên mình chỉ giới thiệu beat một tay thôi.  -Be

Trả lời câu hỏi cuối chương 3, 6, 7 | Chủ nghĩa xã hội khoa học

  Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế? Những điều kiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ? 1 ) Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế v   Chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lý luận về các hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng và được VILênin bổ sung, phát triển, cụ thể hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết. Cho đến nay lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên những giá trị có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận. Trước h

Câu hỏi ôn tập cuối chương | Quản trị học

  Chương I: Tổng quan về quản trị 1.       Có người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý với điều này không? Giải thích lý do. Đầu tiên, em khẳng định quan điểm của bản thân là: Giám đốc không nhất thiết phải là người giỏi nhất về cơ khí trong nhà máy. Xét về khía cạnh kinh tế học, kỹ sư và giám đốc là 2 chức vụ khác nhau có chuyên môn khác nhau: ·         Kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuỗi sản xuất của xí nghiệp; là 1 kỹ sư giỏi, cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm sao nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới. ·         Giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty,  Ngoài ra, chúng ta phải xét đến trường hợp: Giám đốc một nhà máy cơ khí mà giỏi về cơ khí hơn kỹ sư thì quá hoàn hảo. Bởi như thế Giám

Ôn tập nhận định và bài tập môn Luật WTO

  CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO  CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI   1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.  Nhận định SAI.  Các quốc gia thành viên  được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.  CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT.   2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết.  Nhận định SAI.  Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.   3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.  Nhận định SAI.  Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp

Trắc nghiệm Quản trị học có đáp án

  1.    Vai trò của mục tiêu trong quản trị quyết định? A. Lượng hóa các mục đích hướng đến của nhà quản trị B. Là điểm xuất phát và là cơ sở của mọi tác động trong quản trị           C. Thước đo hoạt động của nhà quản trị     D. Tất cả đều đúng 2. Công nghệ mới 4.0 là yếu tố thuộc môi trường? A. Môi trường vĩ mô B. Môi trường đặc thù C. Môi trường vi mô D. Môi trường bên trong 3. Lý thuyết chú trọng đến yếu tố con người trong quản trị là? A. Lý thuyết định lượng         B. Lý thuyết tâm lý xã hội   C. Lý thuyết quản trị cổ điển            D. Lý thuyết kiểm tra 4. Cơ cấu tổ chức liên quan đến A. Mục tiêu của tổ chức B. Bản chất sở hữu C. Số lượng nhân viên hiện có D. Tất cả dều đúng 5. Kiểm soát chất lượng quản trị tổng thể cần tiến hành hình thức kiểm tra? A. Kiểm tra hiện hành                        B. Kiểm tra lường trước         C. Kiểm tra phản hồi             D. Tất cả đều sai 6. Nhà quản trị có trách nhiệm thay mặt cho mọi thành

Bài tập môn Pháp luật thương mại ASEAN

  BT1: Công ty xe đạp Việt Nam dự định nhập 1000 xe đạp Modulo chính hãng Honda nguyên chiếc từ Thái Lan, với đơn giá mỗi chiếc là 9.400.000 đồng. Qua trao đổi với nhà sản xuất Thái Lan, giám đốc công ty xe đạp Việt Nam được biết lốp xe được là từ 100% cao su Thái Lan (4012.20.00, trị giá 1.000.000 đồng), xích xe đạp mua từ nhà sản xuất bằng nguyên liệu địa phương (7315.11.10, trị giá 500.000), khung xe do Honda Nhật cung cấp (8714.10.30, trị giá 3.000.000 đồng), yên xe (8714.10.10), trị giá 200.000), thiết bị chuyển động cũng do Honda Nhật cung cấp (8714.10.40, trị giá 2.000.000 đồng) và phanh do Honda Thái Lan sản xuất (8714.10.60, trị giá 300.000) cùng với một số phụ liệu khác mà nhà sản xuất Thái Lan tận dụng các mặt hàng nội địa. Dựa trên những thông tin đã biết, anh/ chị hãy xác định hàng hóa xe đạp Modulo nhập từ Thái Lan có được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam hay không? (bằng cả hai phương pháp RVC và CTC) Trả lời: Xe đạp Modulo là hàng hóa

Trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế có đáp án

  CÂU 1 . UCP 600 được áp dụng đương nhiên đối với:  a/ L/C mở bằng thư  b/ L/C mở bằng telex  c/ L/C mở bằng Swift  d/ Tất cả các phương án trên đều không đúng.  D. Điều 1 UCP 600: L/C ghi áp dụng UCP thì UCP được áp dụng CÂU 2: Phiên bản UCP nào sau đây còn hiệu lực áp dụng:  a/ UCP 600 ICC 2007  b/ UCP 500 ICC 1993  c/ UCP 400 ICC 1983  d/ Tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực.   D. UCP là tập quán quốc tế, bản sau không phủ định giá trị của bản trước CÂU 3: Nêu định nghĩa "tín dụng chứng từ" trong UCP 600. Tên gọi nào sau đây là đúng đối với  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:  a/ Tín dụng /chứng từ  b/ Thư tín dụng  c/ Tín dụng thư  d / Tất cả đều đúng  CÂU 4. Ta có dữ liệu trong một bức L/C như sau: Date of Issue: 130101; Date of Expiry: 130315.  Latest day of Shipment: 121225. Công ty X giao hàng ngày 25/12/2012. Vậy ngày trễ nhất để xuất  trình chứng từ là ngày nào?  a. 16/01/2013  b. 15/01/2013  c. 15/02/2013  d. 15/03/2013  CÂU 5. Ta có dữ liệu sau: Ng

Thảo luận môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ

 TM: thương mại LTM: Luật Thương mại năm 2005 Đ: Điều NĐ: nghị định HĐ: hợp đồng bt: bồi thường btth: bồi thường thiệt hại CHƯƠNG I Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ hộ kinh doanh là thương nhân?  5. Trong những trường hợp nào LTM 2005 không được mặc nhiên áp dụng mà chỉ được áp dụng khi có thoả thuận trong hợp đồng? 1. Theo Khoản 3 điều 1 Luật TM: Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này 2. Đối với những hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam (khi đó, Luật Thương mại không được đương nhiên áp dụng), nhưng nếu các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc chọn áp dụng luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại Việt Nam (khoản 2 Đ 1 LTM) 3. khoản 2 Đ 5: Các bên trong gia