Câu 3: Khác biệt chiến lược tìm kiếm, thu hút nhân tài của Tào Tháo và Lưu Bị trong thời Tam quốc, Trung Quốc?
CÔ SỬA: bổ sung phân tích hoàn xảnh xuất thân và hoàn cảnh xã hội để thấy rõ về cách thu hút nhân tài.
Lãnh đạo giỏi phải biết chiêu mộ và giữ “nhân tài” bên mình. Tào Tháo và Lưu Bị là hai cái tên nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Vậy họ đã thu hút nhân tài về dưới trướng mình như thế nào với hai hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt?
Chiến lược của Lưu Bị
Yêu cầu về nhân tài
So với Tào Tháo, khả năng kinh doanh tự thân của Lưu Bị không mạnh, vì vậy, Lưu Bị nhận ra được tầm quan trọng của "mưu sĩ", Bị biết rất rõ rằng nếu muốn phát triển nhanh chóng, muốn mở rộng được lãnh thổ của mình thì Bị cần một người quản lý chuyên nghiệp để hỗ trợ mình. Người quản lý chuyên nghiệp này phải có những thứ mà Lưu Bị và những người xung quanh Bị không có: tầm nhìn chiến lược mạnh mẽ, tư duy phân tích ưu việt, động cơ tìm kiếm việc làm lớn, có kỹ năng quản lý nhất định; người có kinh nghiệm sẽ là người được ưu tiên.
Phương thức tuyển dụng
Thời kỳ Tam Quốc, không giống như quản trị nhân sự thời đại điện thoại di động và mạng xã hội hiện nay, các kênh và phương tiện tuyển dụng vô cùng hạn chế. Các công ty khởi nghiệp như Lưu Bị, một công ty "ba không điển hình" (không tiền, không thị trường, không thương hiệu), đào tạo nội bộ chưa hoàn thiện, tuyển dụng bên ngoài cũng không hiệu quả, ắt phải nghĩ ra cách tuyển người đặc biệt, hơn nữa vị trí tuyển dụng cũng cần thật chính xác.
- Dùng chiêu bài "Lưu hoàng thúc": Trong cái thời kỳ hỗn loạn này, muốn thành đại nghiệp, phải có một thương hiệu đàng hoàng.
- Chủ động tấn công: Kiểu công ty khởi nghiệp như Lưu Bị, nếu bạn cứ "ôm cây đợi thỏ", chờ đợi tài năng đến trước cửa thì tỷ lệ là rất thấp. Vì vậy, Bị đã dùng hai cách đó là "người quen giới thiệu" và "đào tường" (chiêu mộ nhân tài phía đối thủ) để chiêu nạp nhân tài.
- Thiết lập thương hiệu của một "người đi thuê": Các hành động nhỏ nhặt khác nhau của Lưu Bị trong 3 lần đi mời cho thấy sự tôn trọng nhân tài của Bị.
Những điểm gì ở Lưu Bị thu hút Gia Cát Lượng?
- Có tham vọng lớn. Đối với một ông chủ mà nói, giấc mơ là thứ luôn phải có, nhỡ đâu thành hiện thực thì sao? Ông chủ có tham vọng thì cấp dưới đi theo mới có thịt để ăn.
- Không gian phát triển lớn. Đối với những tập đoàn như của Tào Tháo, Tôn Quyền hay Viên Thiệu thì người tài không hề thiếu, một sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm như Gia Cát Lượng nhất định sẽ không nhận được bất kỳ sự chú ý nào. Nhưng nếu đầu quân cho Lưu Bị, Lượng hoàn toàn có thể được trọng dụng và có không gian để thể hiện bản thân.
- Lưu Bị có thành ý. Không chỉ đơn giản là đến thăm ba lần, cứ nhìn hiện tại xem, hiếm có một ông chủ 6X nào lại đi đến tìm một sinh viên 8X mới tốt nghiệp như vậy cả. Hơn nữa, mỗi lần đến tìm Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi đều tỏ ra thiếu kiên nhẫn, nhưng Lưu Bị lại luôn tỏ ra rất bình tĩnh. Đặc biệt là lần cuối cùng, Lưu Bị trước khi đến gặp Gia Cát Lượng còn đặc biệt ăn chay 3 ngày, chẳng phải là đang xem Gia Cát Lượng là "trọng thần" rồi ư!
Lưu Bị phỏng vấn Gia Cát Lượng ra sao?
- Phương pháp phỏng vấn phù hợp. Khi Lưu Bị phỏng vấn Gia Cát Lượng, Bị hỏi một câu: "Hán thất suy đồi, gian thần lộng hành, Bị luôn muốn dốc sức làm việc nghĩa vì thiên hạ, nhưng tài hèn sức mọn nên vẫn chưa làm được gì nhiều. Nếu như tiên sinh đồng ý giúp đỡ kẻ dốt nát này, vậy thì quả là may mắn vô cùng!". Bề ngoài là đang thỉnh cầu Gia Cát Lượng, nhưng trên thực tế, Lưu Bị đang thăm dò tư duy chiến lược của Khổng Minh.
- Quá trình phỏng vấn diễn ra rất nghiêm túc. Lưu Bị cũng đã kiểm tra lý lịch của ứng viên Gia Cát Lượng trước khi phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, Lưu Bị kiểm tra năng lực của Gia Cát Lượng trước, sau đó mới nói về việc vào làm. Cả quy trình như vậy, từng bước, đan xen, kết nối trôi chảy.
- Chú trọng thời gian thử việc. Sau khi chiêu mộ được Gia Cát Lượng, Bị không hề "bỏ con giữa chợ" mà lại "đối đãi với Khổng Minh như thầy, ăn cơm cùng bàn, ngủ cùng giường, cuối ngày cùng nhau bàn chuyện thiên hạ", đây chính là "nhất cử tam đắc" (một mũi tên trúng 3 đích), một là thảo luận được vấn đề nghiệp vụ, hai là kiểm tra được sâu hơn nữa năng lực của Gia Cát Lượng, ba là khiến Gia Cát Lượng cảm thấy mình được trọng dụng, khích lệ tinh thần của Lượng.
Chiến lược của Tào Tháo
Tào Tháo bản tính đa nghi, nhưng hùng tài đại lược, tài trí mưu lược kiệt xuất, lại am hiểu thâm tường đạo dụng nhân. Xã hội đương thời mưu sĩ tướng tài vô cùng loạn lạc, muốn vượt trội hơn người khác thì ắt phải chọn một thống soái tài năng mới được. So với Lưu Bị, Tôn Quyền, thì chắc theo phe Tào Tháo sẽ có thể phát huy hết sở trường và thực hiện tham vọng của mình được. Ấy cũng chính nhờ vào cách dùng người của Tào Tháo.
Phương thức tuyển dụng của Tào Tháo:
Tào Tháo dựa vào "thiên tử" để lệnh chư hầu. Ngoài năng lực của bản thân, điều quan trọng nhất chính là Tào Tháo có một át chủ bài. Người này chính là Hán Hiến Đế của nhà Đông Hán. Với danh nghĩa phò tá hoàng đế, Tào Tháo có thể dựa vào đó để đi khắp nơi chiêu mộ nhân tài.
Thứ nhất, trọng dụng người tài nhưng phải có phẩm chất đạo đức.
Tào Tháo yêu người tài, khát người tài, tìm mọi cách để có được người tài, tuy nhiên, không phải cứ người có tài là Tào Tháo thu dụng. Nguyên tắc trong việc tuyển chọn người tài của Tào Tháo chính là phẩm chất đạo đức của người đó phải ở mức “chấp nhận được”, ít nhất phải là kẻ trung thành tuyệt đối với quốc gia và chủ nhân, không phản trắc hai lòng.
Thứ hai, chỉ dùng người tài, không câu nệ xuất thân.
Bàn về cách dùng người của Tào Tháo, tuy ông có xuất thân trong dòng dõi sĩ tộc thế nhưng lại có suy nghĩ cực kỳ tiến bộ. Với ông chỉ cần là người tài giỏi không cần xét đến xuất thân. Tào Tháo không ngừng tìm kiếm và thu thập các tài năng hết sức đa dạng trong nhiều lĩnh vực quy tụ về dưới trướng của mình.
Có giai đoạn có đến hơn 100 quân sư được đánh giá là tài giỏi nhất tại thời điểm đó đang phò tá cho quân Tào. Họ có các hoàn cảnh xuất thân, kinh nghiệm và địa vị xã hội khác nhau; cũng như trải rộng trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, thơ ca, xây dựng tới nghệ thuật, khoa học, chính trị…
Mặc dù Tào Tháo không khỏi có sự thiên vị đối với người thân thích, họ hàng tuy nhiên ở ông có một cái hay đó là đã dùng thì tin tưởng tuyệt đối, còn nếu đã không tin tưởng thì tuyệt đối không dùng. Trên thực tế, ngay từ buổi đầu lập nghiệp, Tào Tháo luôn cố gắng gần gũi vào các nhân tài, tướng lĩnh dưới trướng của mình. Có lẽ vì vậy nên nhiều người sẵn sàng đồng ý phò tá Tào Tháo, một vị quân chủ bản lĩnh, quyết đoán, tài trí mưu lược nhưng đồng thời cũng rất gần gũi.
Thứ ba, Tào Tháo nghe ý kiến của cấp dưới, không chuyên quyền độc đoán.
Tào Tháo, rất coi trọng ý kiến của thuộc hạ, con người ai cũng có lý tưởng và tham vọng riêng, Tào Tháo cho họ cơ hội để thực hiện tham vọng và phát huy sở trường của mình, cho nên những người tài trí như vậy thường muốn đầu quân cho Tào Tháo. Chính sự thấu hiểu tài tình này trong cách dùng người của Tào Tháo đã giúp ông có được cả thiên hạ.
Tào Tháo sử dụng một “Bộ tham mưu” - nơi các cuộc thảo luận có tính mở buộc các thành viên phải đưa ra ý kiến được ông thực sự khuyến khích. Đối với những ý tưởng không được thực hiện, ông vẫn đích thân gửi một phần thưởng cho người đã khởi tạo ý tưởng đó nhằm khích lệ và công nhân sự cố gắng của họ. Điều này đã giúp tạo ra “môi trường làm việc” an toàn và đầy tính hỗ trợ cho các học giả thời đó.
Quan điểm của nhóm về chiến lược của Lưu Bị và Tào Tháo
Có thể thấy Tào Tháo được ví như một tập đoàn lớn còn Lưu Bị là công ty khởi nghiệp. Vì thế, ta có thể thấy được sự khác biệt giữa một bên là công ty nhỏ, mới thành lập, chưa có nhiều điểm mạnh sẽ yêu cầu nhân tài như thế nào và làm cách nào để thu hút được nhân tài đó trong môi trường cạnh tranh với một tập đoàn lớn có nhiều điều kiện đãi ngộ tốt hơn. Chúng ta cũng thấy được cách mà các tập đoàn lớn có tư duy chiến lược như thế nào để thu hút nhân viên bên cạnh những điểm mạnh sẵn có.
Nhận xét
Đăng nhận xét