Chuyển đến nội dung chính

Thảo luận môn Luật Cạnh tranh

 Luật Cạnh tranh được sử dụng trong bài viết là Luật Cạnh tranh (LCT) năm 2018

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH


I. Nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Bản chất của cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm giành cùng một loại khách hàng.

sai 

phải quy ước dn ở đây là nghĩa rộng hay hẹp

“các” dn: dn nghĩa hẹp là sai. vô tình loại bỏ chủ thể không phải là dn.

  • vd công ty tnhh, công ty hợp danh phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thương nhân đăng ký kinh doanh là bắt buộc.

nếu dn nghĩa rộng cả tổ chức, cá nhân kinh doanh  thì nhận định đúng


2 Pháp luật cạnh tranh là linh hồn sống của nền kinh tế thị trường.

sai 

-pl chỉ là ý chí của nhà nước, là công cụ để điều chỉnh nền kinh tế thị trường, là phương tiện, quan điểm điều chỉnh quan hệ đó. thậm chí quy luật cạnh tranh ko đi vào đời sống, ko thể điều tiết thị trường, ko thể giải quyết thất bại của cạnh tranh thì pl ko còn cần thiết nữa.

-cạnh tranh mới là linh hồn của nền kinh tế thị trường, chỉ có thể xuất hiện trong nền kinh tế thị trường còn nền kinh tế độc quyền nn thì ko có. Lúc đó ko có động lực đổi mới ko có áp lực cạnh tranh


3 Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.

sai

k2 Đ 5 LCT: được đặt ngang hàng, ko cực đoan bảo vệ bên nào. 

Thông qua bảo vệ các lợi ích chung thì khắc phục ngăn ngừa các khuyết tật 

Mục đích, tinh thần chủ yếu là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo lưu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng


4 LCT 2018 chỉ điều chỉnh các quan hệ cạnh tranh diễn ra trong lãnh thổ Việt Nam.

Sai Đ 1 LCT 2018

tác động đến thị trường VN

Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018 được quy định theo hướng đề cập đến “thị trường Việt Nam”, cụ thể là điều chỉnh các hành vi “gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam”, tạo ra hành lang pháp lý để có thể điều tra và xử lý toàn diện mọi hành vi hạn chế cạnh tranh, nếu có tác động hay có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh tại Việt Nam.



5 Các cơ quan hành chính nhà nước không thuộc đối tượng áp dụng của LCT

sai

Luật CT 2004 ko quy định cơ quan hành chính là đối tượng điều chỉnh

Còn Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 bổ sung đối tượng “Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan”. Vì đây là đối tượng chủ thể (cơ quan hành chính) tham gia vào quá trình quản lý nn, tham gia tố tụng, thông suốt từ trung ương đến địa phương. ko loại trừ chủ thể này để đúng với tinh thần lct 2018:  chủ thể nào gây tác động bóp méo thị trường thì đều bị áp dụng, 


Theo đó, bất kể một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, kể cả cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh gây tác động tiêu cực đến tính cạnh tranh lành mạnh của thị trường Việt Nam, thì đều chịu sự điều chỉnh của Luật này. Quy định này xuất phát từ thực trạng cơ quan quản lý nhà nước ở một số địa phương đã ban hành các văn bản có tác động hạn chế cạnh tranh, như yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tỉnh sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được chỉ định hoặc phân biệt đối xử, tạo lợi thế cạnh tranh cho một số doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

Việc mở rộng đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh đối với mọi đối tượng liên quan đến cạnh tranh trên thị trường, trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các cá nhân có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính… sẽ đem lại một số tác động tích cực bao gồm:



6 LCT 2018 điều chỉnh tất cả các hành vi cạnh tranh diễn ra trên thị trường Việt Nam

Sai

Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018 được quy định theo hướng đề cập đến “thị trường Việt Nam”, cụ thể là điều chỉnh các hành vi “gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam”

bản chất của lct là tiếp cận mặt trái của vấn đề, đối với hành vi phản cạnh tranh nhằm cấm và ngăn ngừa. 

trên thị trường có nhiều nhóm hành vi: chủ yếu chia thành hai nhóm ct lành mạnh và ko lành mạnh.

hành vi cạnh tranh lành mạnh thì ko bị điều chỉnh


7 Luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh đối với các doanh nghiệp và hiệp hội.

Sai

Điều 2. Đối tượng áp dụng


1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.


2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.


3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.


8 Cạnh tranh hoàn hảo luôn diễn ra trên mọi thị trường.

sai 

5 điều kiện để hình thành cạnh tranh hoàn hảo. dn tham gia thị trường có các yếu tố khác nhau nên việc đồng nhất là rất khó. quan điểm của kinh tế học là các dn tham gia thị trường có nhiều chi phí khác nhau


9 Ở VN, LCT thuộc lĩnh vực luật tư.

sai

vì pl cạnh tranh nội hàm cả luật tư và luật công

bao gồm tố tụng, chế tài của các luật khác



Chương 2: PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH


chủ thể - hành vi - hậu quả



1. Khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.

Sai 

k1,6  Đ 45: cần có hậu quả

k6 Đ 3: gây thiệt hại



2. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

sai

b k5 Đ 45


3. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo Khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018.

sai ngừng giao dịch hoặc ko giao dịch với dn khác

phân tích khoản 2 Điều 45 “2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.”



4. Hành vi bắt chước thiết kế của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

sai nếu không thoả mãn về yếu tố chủ thể và tính chất không lành mạnh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo khoản 6 Điều 3 LCT thì không bị xem là hành vi

vd: bạn A vẽ và bạn B bắt chước => không là hành vi


5. HÀNH VI ĐƯA THÔNG TIN KHÔNG TRUNG THỰC về nhân thân Tổng giám đốc của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh là hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác

sai k3 đ 45 lct

không trung thực - gâu hậu quả xấu

không đáp ứng về chủ thể của hành vi cung cấp:

ví dụ: a là bảo vệ phát biểu không bằng tư cách người phát ngôn của doanh nghiệp => không là hành vi

phải xem xét chủ thể, hành vi thuộc một trong các hành vi bị cấm theo điều 45 lct liệt kê các hành vi cơ bản trái… ngoài ra còn có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác không được liệt kê thì sẽ được làm. Tiếp đó xét đến hậu quả của hành vi: gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của dn khác.


6. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là đưa ra thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.

sai k3 đ 45 lct

gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

chủ thể nào đưa tin: phải là người có thẩm quyền của dn, người phát ngôn của dn


7. Tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

sai Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng

nếu không thuộc các trường hợp tại lct và ltm (đ 100)

cụ thể: ĐỌC KỸ nđ 81/2018: mức khuyến mãi tối đa là 50%, thời gian đúng, mặt hàng phù hợp pháp luật,... thì không bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Một hình thức cạnh tranh của dn và pl chỉ cấm khi nó gây phương hại/thiệt hại đến…


8. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có hậu quả gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cụ thể

sai

thiệt hại có thể là thiệt hại thực tế (cụ thể) hoặc thiệt hại giả định: có khả năng loại bỏ: dựa vào mối quan hệ nhân quả, hợp lý, khách quan…

xem thêm điểm a k5 + k6 Đ 45 lct: một hoặc nhiều dn khác cùng kinh doanh bị loại bỏ


9. Hành vi đưa thông tin so sánh sản phẩm trong hoạt động quảng cáo là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

sai

điểm b k5 đ 45 lct: So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

ví dụ: các hành vi so sánh phù hợp: dn tự so sánh với sản phẩm khác (điện thoại mới và cũ) của mình, 

  • chứng minh được nội dung: 

theo tiêu chí k6 đ3 lct: trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán ™ hoặc các chuẩn mực khác trong kinh doanh

k4 đ45 lct: hoạt động gây rối 


10. Hành vi thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

sai bằng cách đưa thông tin

dựa vào bối cảnh, khung pháp lý chung

có thể không là Lôi kéo khách hàng bất chính (k5) nhưng vẫn có thể là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

k5 đ 45 lct: dn khác: dn có liên quan : dn phải độc lập với nhau về tư cách pháp lý: phụ thuộc vào tính độc lập của chủ thể đó.

(xem bài viết về thương nhân theo quy định của pháp luật: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210588 )


11. Tất cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được xử lý theo trình tự, thủ tục của LCT - sai hành vi cấu thành vật chất thì hậu quả rất quan trọng vd hành vi đưa thông tin ko trung thực, hành vi án dưới giá thành, doanh số…

sai luật khác thì ưu tiên luật khác ví dụ shttt

k7 đ45 lct: trình tự xử lý theo quy định của luật đó, không phải lct


BÀI TẬP: Hãy cho biết hành vi sau đây có vi phạm pháp Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Bài tập pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

LƯU Ý: CHỦ THỂ - HÀNH VI- HẬU QUẢ

1. Công ty sản xuất nước mắm Phú Quốc đưa thông tin trên trang web của công ty là Công ty sản xuất nước mắm Nha Trang SỬ DỤNG HÓA CHẤT GÂY ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE con người trong quá trình sản xuất nước mắm.

TH1: thông tin không trung thực:

hành vi cạnh tranh không lành mạnh: k3 đ45 lct

chủ thể: Công ty sản xuất nước mắm Phú Quốc

hành vi: đưa thông tin trên trang web của công ty 

hậu quả: gây ảnh hưởng đến uy tín


TH2: thông tin đúng

vi phạm k6 đ3 lct: nguyên tắc thiện chí

k4 đ45 lct: hợp pháp của dn khác: công ty phú quốc và công ty nha trang đều là kinh doanh hợp pháp.

+ Giả sử cơ quan nhà nước đã có các hành vi đối với hành vi của công ty Nha Trang như là xử phạt đối với hành vi sử dụng hoá chất, thu hồi sản phẩm trên thị trường,... thì có thể nói rằng công ty phú quốc không vi phạm cạnh tranh không lành mạnh (cơ quan nhà nước đã khẳng định hành vi của công ty nha trang là không hợp pháp)

+ Giả sử công ty phú quốc phóng đại sự thật, công ty nha trang có sử dụng nhưng ảnh hưởng không lớn nhưng công ty phú quốc cho rằng là gây ung thư thì công ty phú quốc đang gây rối theo k4 đ45 lct.



2. Siêu thị A và Siêu thị B cùng hoạt động trên địa bàn Quận X thành phố Y. Siêu thị A đã thuê một nhóm tiếp thị đứng trước cửa Siêu thị B phát tờ rơi quảng cáo, mời chào khách đến Siêu thị A.

TH1: chỉ xét hành vi đứng trước cửa, chưa tính đến nội dung tờ rơi

vi phạm k4đ45lct


TH2: nội dung tờ rơi


1

Siêu thị A đã cung cấp thông tin không trung thực về siêu thị B trong tờ rơi

k 3 đ45 lct

2

Siêu thị A cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng về sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà B cung cấp

điểm a k5đ45 lct


3

Thông tin bình thường

chỉ xét hành vi k4 đ45 lct

4




3. Doanh nghiệp A đã ký hợp đồng, bán lô hàng phế liệu cho doanh nghiệp B. Doanh nghiệp C muốn mua lô hàng phế liệu nói trên đã nhờ X là cán bộ cảnh sát kinh tế đến kiểm tra doanh nghiệp A và buộc doanh nghiệp A phải bán cho doanh nghiệp C, nếu không sẽ thường xuyên bị cơ quan chức năng kiểm tra, gây khó khăn.

Ép buộc chủ thế khác: xem chế tài  k2 đ45 lct và k4 đ45 tuy nhiên khoản 2 nặng hơn khoản 4.

dn c muốn dn a bán cho dn c có thể ảnh hưởng đến dn b? => Một hành vi chỉ xử lý một lần

TẤT CẢ CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VỀ NGUYÊN TẮC ĐỀU PHẢI CÓ BIỂU HIỆN CỦA MỘT OR MỘT SỐ DẤU HIỆU CỦA HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI khoản 6 Điều 3 LCT.

tức là xét khoản 6 Đ3 rồi mới xét thuộc khoản nào trong đ45 lct (hành vi nào bị CẤM) để có xử lý thích hợp.


4. Nhà hàng A thấy Nhà hàng B ở bên cạnh có nhiều khách hơn đã thuê người nhân đêm tối đập phá tài sản của Nhà hàng B làm nhà hàng này phải ngừng kinh doanh 5 ngày để sửa chữa.

 k4 đ45 lct

Dấu hiệu: cấu thành vi phạm pl hình sự: ngoài ra ở mức nghiêm trọng hơn thì có thể phạm tội huỷ hoại tài sản theo Đ 178 BLHS. Lúc này không xử theo lct nữa mà chuyển sang BLHS vì hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần.


5. Công ty may Việt Tiến bị nhiều cửa hàng trưng biển bán sản phẩm Việt Tiến mặc dù không phải là đại lý của Việt Tiến, nhiều sản phẩm được sản xuất đóng nhãn hiệu Việt Tiến.

điểm a k5 Đ45 lct

Luật SHTT: Đ 130

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 BLHS

Ngoài ra, còn có phạm tội sản xuất buôn bán hàng giả Đ 192 BLHS. 


Ngoài lề: có thể khuyên công ty này đăng ký trở thành đại lý cho Việt Tiến.


6. 


k6 Đ45 lct:

Mặt bằng + chiến lược kinh doanh tốt = hiệu quả kinh doanh

Mặt bằng + chiến lược kinh doanh vi phạm pl = có thể bị xử lý


7. Nhà hàng A có lợi thế về mặt bằng và mối quan hệ nên khi mở ra đã thu hút một lượng khách hàng lớn của Nhà hàng B cùng kinh doanh trên địa bàn. Nhà hàng B đã tìm cách lôi kéo đầu bếp của Nhà hàng A về làm việc cho mình khiến sau đó nhà hàng này có tuyển được đầu bếp mới nhưng vẫn bị tiếng là nấu dở và dần phải đóng cửa.




8. Theo thông báo của VinaPhone, từ ngày 1 đến hết ngày Y, khách hàng thuộc diện được khuyến mại sẽ được tặng 50 % giá trị thẻ khi nạp vào tài khoản. Tuy nhiên, bản tin của VinaPhone nhấn mạnh, chỉ những khách hàng nhận được tin nhắn trải được hưởng mức khuyến mại 50%.


9. Công ty TNHH Hải Li đã gửi thư thông báo đến các đại lý, khách hàng của minh thông báo rằng Công ty Tân Hoàn Châu đã “bán phá giá” mặt hàng máy lạnh Misubishi Heavy trên thị trưởng, cụ thể là bán rẻ hơn mức giá mà công ty TNHH Hải Li đang bán buôn (bán sỉ) cho các đại lý. Trong nội dung thư ngỏ Công ty TNHH Hải Li yêu cầu các đại lý không được cung cấp hàng cho Công ty Tin Toản Châu vi công ty này sẽ lợi dụng chính sách bán hàng trả chậm, mua hàng rồi bán lại với giá thấp hơn để chiếm dung vốn.


10 Viettel quảng cáo trên các băng-rõ. ngoi trời là khách hàng khi đến hệ thống cửa hàng Viettel trên toàn quốc đảo “Giờ vắng" 10 giờ sáng thứ bảy hàng tuần từ ngày 1 đến ngày Y sẽ được mua điện thoại Samsung BI10 với giá rẻ 399.000đ (giá bán thời điện không khuyến mại là 899,000k), cùng quà tặng là một sim điện thoại Economy có sẵn 300.000 đ trong tài khoản. Tuy nhiên, thực tế "Giờ vàng” chỉ dùng để bốc thăm lựa cho người được mua và số lượng máy Samsung BI10 dành cho khuyến mại tại mỗi cửa hàng của Viettel là rất ít.


11. Trường dạy lái xe 2 là một trong hai trung dạy lái xe tại Tỉnh VT đã giảm giá khóa học lái xe tới 40%.


Chương 3: BÀI TẬP PHÁP LUẬT CHỐNG HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1. Mọi hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp khác đều là hành vi hạn chế cạnh tranh.


2. Tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh thuộc cùng một thị trường liên quan

sai vì


thị trường sản phẩm liên quan

thuốc sốt rét-thuốc cảm cúm

thị trường địa lý liên quan

miền bắc-trung-nam






3. Tất cả thỏa thuận về giá hàng hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp là đối thủ

cạnh tranh đều là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

4. Thỏa thuận hạn chế về sản lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp

sản xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

5. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm

đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không bị coi là

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

6. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều có thể được xem xét cho hưởng miễn

trù

7. Các doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh khi tổng thị phần kết hợp của

chúng chiếm trên 65% trên thị trường liên quan.

8. Các doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan và

phải thống nhất cùng hành động mới được coi là có vị trí thống lĩnh.

9. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng

hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ

10. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm tham gia tất cả các thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh.

11. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều bị

sấm

12. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải

làm thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

13. Khi xác định hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể

14. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể được xem xét cho hưởng

miễn trừ nếu nhằm mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế

 



bài tập

1.    A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhập khẩu tại Tp. HCM có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 32%, đã ký thỏa thuận hợp tác với nhau, trong đó có điều khoản:

(i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 12% do giá đô la Mỹ tăng cao;A và B đều là hai doanh nghiệp cùng thị trường liên quan. Thoả thuận của hai doanh nghiệp là thoả thuận ngang.

k1 đ11 lct 2018 bị cấm tại k1 đ12 lct

k3 đ11 nđ35/2020

Xử phạt: phạt tiền nđ 75: khoản 1 điều 6: 1-10% trên tổng doanh thu thị trường liên quan: chỉ tính lĩnh vực đó chứ không phải tổng doanh thu của doanh nghiệp (ví dụ doanh nghiệp vừa kinh doanh du lịch, bđs, bán lẻ hàng hoá, y tế,...)

 (ii) Thống nhất yêu cầu các đại lý của mình không được phân phối các thiết bị y tế do các doanh nghiệp khác nhập khẩu

k8 đ11 lct. xử phạt nđ 75


2. 20 ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% trên thị trường liên quan triển khai chương trình thanh toán qua thẻ tín dụng tại Việt Nam đã ký thỏa thuận cho phép thực hiện thanh toán liên ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ của một ngân hàng thanh toán vào tài khoản của ngân hàng khác. Thỏa thuận này còn bao gồm các điều khoản:

(i) Thống nhất mức phí giao dịch khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng;

k1 đ11 lct 2018 bị cấm theo k1 đ12 lct 2018

đây là thoả thuận chiều ngang giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau.

(dọc là giữa các khâu công đoạn với nhau)

(ii) Yêu cầu khách hàng là doanh nghiệp bán lẻ mua máy đọc thẻ từ nhà cung cấp X là nhà cung cấp có uy tín và thị phần lớn nhất trên thị trường sản phẩm liên quan.

k8 đ11 lct

         3. Cuối tháng 5-2011, tại văn phòng Công ty Bảo Việt Khánh Hòa (ở Tp. Nha Trang), 12 đại diện công ty và chi nhánh của các công ty bảo hiểm đã ký một “bản thỏa thuận” về bảo hiểm học sinh năm học 2011-2012. Trong đó, cam kết thực hiện triển khai bảo hiểm học sinh tại tỉnh Khánh Hòa với mức phí 80.000 đồng/năm/học sinh. Trước đó, mức phí bảo hiểm năm học 2010-2011 là 60.000 đồng/năm/học sinh. Bản thỏa thuận này cũng cam kết “trên tinh thần tôn trọng, hợp tác trong công việc, các bên cùng nhau cam kết thực hiện đúng những nội dung đã nêu trên”.    

thoả thuận theo chiều ngang. Nâng mức phí bảo hiểm học sinh k1 đ11 lct 2018

         4. Ba công ty Zuellig (chuyên tiếp thị thuốc do công ty mẹ ở Singapore phân phối); Diethelm (chuyên tiếp thị thuốc của Mỹ, châu Âu); Mega (chuyên tiếp thị thuốc của Thái Lan, Ấn Độ) tuy không có chức năng phân phối thuốc tại Việt Nam nhưng đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu, phân phối trong tất cả các khâu của quá trình phân phối thuốc. Ba công ty nêu trên đã có sự phân chia ngầm với nhau về thị trường và chủng loại thuốc phân phối thể hiện qua danh mục sản phẩm thuốc chào bán của các hãng dược phẩm này không bao giờ có sự trùng lặp, mà mỗi hãng đảm trách một nhóm mặt hàng. Một doanh nghiệp nhập khẩu thuốc của Việt Nam đã nhập khẩu sản phẩm của của Diethelm thì không thể nhập khẩu thuốc của Zuellig.

ba công ty ở nước ngoài. Đây là hành vi ngoài lãnh thổ theo đ1 lct vẫn thuộc phạm vi của lct.

k2 đ11 lct. Có bị cấm hay không? vì 3 doanh nghiệp có cùng thị trường liên quan hay không? có vì có hỗ trợ dn vn

         5. Công ty M có 40% thị phần trên thị trường phim nhựa nhập khẩu khi phân phối phim cho các doanh nghiệp khác chiếu đã có hành vi:

  • đã có vị trí thống lĩnh thị trường vì thế theo đ27: đọc kỹ k1

(i) Áp đặt chính sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25 nghìn đồng (sau thuế) (nghĩa là nếu rạp A bán mỗi vé với giá dưới 50 nghìn đồng thì phần M hưởng là 25 nghìn/vé. Tuy nhiên, nếu giá vé là trên 50 nghìn đồng, M lại áp dụng tỷ lệ chia 50 - 50 như cũ);

k1

(ii) Buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn thuê. (Ví dụ, muốn có phim Transformers - một phim thuộc dạng “bom tấn”, thì phải lấy kèm phim Ice Age là một phim hoạt hình).

KHÔNG VI PHẠM theo đ27

Gửi Lớp TMQT 44N2:

 

 

Liên quan đến câu bài tập sáng ngày 29/12/2021:

 “Công ty M có 40% thị phần trên thị trường phim nhựa nhập khẩu khi phân phối phim cho các doanh nghiệp khác chiếu đã có hành vi: …Buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn thuê. (Ví dụ, muốn có phim Transformers - một phim thuộc dạng “bom tấn”, thì phải lấy kèm phim Ice Age là một phim hoạt hình)”.

 Có 2 quan điểm khi bàn về hành vi này:

 -         Quan điểm thứ nhất cho rằng: Không vi phạm điểm đ Khoản 1 Điều 27 LCT 2018.

-         Quan điểm thứ hai cho rằng: Vi phạm điểm đ Khoản 1 Điều 27 LCT 2018.

 Xuất phát từ nội dung của Điểm Đ Khoản 1 Điều 27 LCT 2018 như sau:

“Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác”.

Về lý giải: các em theo hướng nào thì lập luận theo hướng đó.

LƯU Ý: Các quan điểm chỉ mang tính tham khảo nội bộ trong Lớp.

         6. Công ty A ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều khoản yêu cầu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương đối với du khách đến từ Nga, Ukraine và các nước trong Cộng đồng  các quốc gia độc lập (CIS).

Xét theo hai yếu tố:

  • có vị trí thống lĩnh: đ27

  • không có vị trí thống lĩnh: đ45 hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xử phạt tại nđ75/2019

         7. 3 doanh nghiệp gồm Viettel, MobiFone và VinaPhone có vị trí thống lĩnh trên thị trường dịch vụ dữ liệu 3G đồng loạt điều chỉnh tăng cước 3G (cá biệt có gói cước tăng 40%) dựa trên cơ sở được phê duyệt bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

KHÔNG VI PHẠM 

8.

Quy đổi trị giá 609 triệu USD ra xem có thuộc thông báo tập trung kinh tế hay không

 

Chương 4:  TỐ TỤNG CẠNH TRANH

 1.  Phiên điều trần trong vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất là một phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh.

Sai vì k4, 5 Đ 93 lct 2018

Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:

a) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

b) Bên khiếu nại;

c) Bên bị điều tra;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra;

đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra vụ việc cạnh tranh;

e) Thư ký phiên điều trần;

g) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.

5. Tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

những người tham gia tố tụng cạnh tranh giống như những người tham gia trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự. tuy nhiên điều trần không phải là 1 phiên tòa.

Nhiệm vụ quyền hạn của những người tham gia điều trần khác với Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự.

Những người tham gia hội đồng xét xử không phải là thẩm phán mà là những thành viên trong hội đồng xử lý do hội đồng cạnh tranh thành lập ra.

Ngoài ra, bản chất của phiên điều trần là 1 thủ tục hành chính đảm bảo cho người vi phạm có hành vi hạn chế cạnh tranh có cơ hội trao đổi các vấn đề có liên quan đến vụ việc để tránh áp đặt vị trí đơn phương của NN và quyết định của hội đồng xử lý trong phiên điều trần là 1 quyết định xử lý hành chính.

2.  Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh, nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Đúng theo k1 Đ 110 lct

Điều 110. Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3.  Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền xem xét việc cho phép hưởng miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế.

Sai lct 2018 đã hành vi tập trung kinh tế ra khỏi khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh (Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018); trong khi Miễn trừ chỉ áp dụng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: miễn trừ của các ngành, lĩnh vực đặc thù (Điều 14);

4.  Ủy ban cạnh tranh quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Sai theo k1, 2Đ 100 lct 2018

+đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh được quy định như sau: Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và tất cả các thành viên khác của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trừ các thành viên đã tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

+ đối với vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, cạnh tranh không lành mạnh: Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền;

5.  Mọi vụ việc cạnh tranh phải được giải quyết thông qua phiên điều trần


6.  Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền quyết định việc cho các doanh nghiệp được tập trung kinh tế

Đúng đ41 lct

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;

c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.

7.  Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến Ủy ban cạnh tranh quốc gia khi có quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh

Sai theo k1 Điều 77 lct

1. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

8.  Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền ra quyết định điều tra bổ sung đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Đúng điểm b k1 Điều 90 lct

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh. 

9.  Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh

Sai vì theo k1 Điều 80: Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây: Việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 77 của Luật này và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này;

và đ49: Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

10. Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan có quyền quyết định cuối cùng đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh


11.  Quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay

12.  Quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh luôn có hiệu lực thi hành ngay

13. Khi nhận được Báo cáo điều tra từ Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Ủy ban cạnh tranh quốc gia phải tổ chức phiên điều trần để ra quyết định giải quyết vụ việc

14. Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền giải quyết tất cả các khiếu nại đối với quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh

15. Ủy ban cạnh tranh quốc gia chỉ thụ lý giải quyết vụ việc khi có khiếu nại của tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh

16. Thám tử tư có thể tham gia điều tra vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy ban cạnh tranh quốc gia

17. Một doanh nghiệp chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh nếu thực hiện hành vi bị cấm quy định rõ trong Luật này

18. Mọi vụ việc cạnh tranh đều có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại

19. Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan

20. Một doanh nghiệp chỉ bị điều tra hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh khi có khiếu nại của doanh nghiệp khác

21.  Quy trình giải quyết vụ việc cạnh tranh phải bảo đảm quyền tranh luận giữa các bên liên quan

22.  Doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 được miễn trách nhiệm nếu tự nguyện khai báo trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện

23. Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh



FILE LCT

1. Mọi trường hợp mua lại DN đều được coi là một hình thức tập trung kinh tế.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh năm 2018.

Để được xem là một hình thức tập trung kinh tế bằng việc mua lại doanh nghiệp thì phải đảm bảo đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Do đó nếu dùng hình thức mua lại doanh nghiệp mà không đủ kiểm soát, chi phối thì không được xem là một hình thức tập trung kinh tế.

2. Hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh theo khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.

Đặc trưng của hành vi tại khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 về cách thức vi phạm là doanh nghiệp vi phạm thực hiện việc tác động vào khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác mà không phải là tác động vào doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với mình. Hơn nữa, mục đích trực tiếp của doanh nghiệp vi phạm là buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngưng giao dịch với doanh nghiệp đó. Do đó, hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh thì không được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.

3. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 3 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.

Thông tin được cung cấp phải là thông tin không trug thực. Thông tin đó không nhất thiết phải đề cập đến đích danh đến doanh nghiệp mà có thể thông qua các yếu tố nhue chất lượng hàng hóa, giá cả, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm... Ngoài ra, thông tin không trung thực có thể xuất phát từ sự bịa đặt mà không có căn cứ, cũng có thể là những thông tin bị cắt xén làm méo mó sự thật. Do vậy, cung cấp thông tin về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm phải là thông tin không trung thực.

Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.

Nhận định sai.

CSPL: điểm b khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018.

Luật cạnh tranh năm 2018 không còn quy định cấm tuyệt đối hành vi so sánh trực tiếp giữa các doanh nghiệp, mà chỉ cấm việc so sánh thiếu căn cứ, có nghĩa là người đưa ra thông tin không thể chứng minh nội dung so sánh (thể hiện sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác). Nói cách khác, việc so sánh sẽ được chấp nhận nếu nội dung so sánh là đúng đắn, chính xác. Yêu cầu người đưa ra thông tin so sánh phải chứng minh được tính đúng đắn, chính xác của việc so sánh. Nội dung so sánh mà không có cơ sở chứng minh sẽ bị coi là thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiếp nhận thông tin.

Như vậy, nếu so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác mà chứng minh được nội dung có căn cứ, đúng đắn, chính xác thì không xem là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.

5. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018.

Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là tổ chức, cá nhân kinh doanh (được gọi chung là doanh nghiệp). Doanh nghiệp ở đây là thuật ngữ mang tính quy ước bao gồm: các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; đơn vị sự nghiệp công lập.

         Như vậy, thuật ngữ doanh nghiệp được đề cập đến trong Luật Cạnh tranh có sự khác nhau với thuật ngữ doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, nói cách khác doanh nghiệp trong Luật Cạnh tranh có phạm vi rộng hơn so với doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp. Vì vậy, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là các doanh nghiệp.

6. Khi kết thúc thời hạn quy định thẩm định sơ bộ tập trung kinh tế mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ do vụ việc phức tạp thì việc tập trung kinh tế chưa được thực hiện.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 3 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018, khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này về thời hạn ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế, mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo thì việc tập trung kinh tế vẫn được thực hiện và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không được ra thông báo với nội dung tập trung kinh tế phải được thẩm định chính thức.

Vì vậy, khi kết thúc thời hạn quy định thẩm định sơ bộ tập trung kinh tế mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ do vụ việc phức tạp thì việc tập trung kinh tế chưa được thực hiện là không chính xác.

7. Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật Cạnh tranh 2018 đều được miễn trừ có thời hạn nếu các thỏa thuận đó có lợi cho người tiêu dùng.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018.

         Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018, chỉ những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 11 và bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này mới được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng. Ngoài ra, để những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này được miễn trừ thì còn phải đáp ứng một trong các điều kiện như sau: tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ; tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế; thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.

         Vì vậy, không phải tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật Cạnh tranh 2018 đều được miễn trừ có thời hạn nếu các thỏa thuận đó có lợi cho người tiêu dùng.

8. Theo Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thì không được hưởng miễn trừ.

Nhận định đúng.

         Nguyên tắc để xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018 là áp dụng nguyên tắc cấm tuyệt đối. Theo đó, các hành vi lạm dụng sẽ bị cấm trong mọi trường hợp và không áp dụng biện pháp miễn trừ đối với những hành vi này. Cơ quan có thẩm quyền xử lý một hoặc một nhóm doanh nghiệp về hành vi lạm dụng khi xác định đủ 2 điều kiện là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường liên quan và doanh nghiệp đó đã thực hiện một trong những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền được quy định theo Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.

         Vì vậy, theo Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thì không được hưởng miễn trừ.

9. Chỉ các doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan mới được xem là Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường.

Nhận định Sai.

CSPL: Điều 24 và Điều 26 Luật cạnh tranh 2018.

Vì theo Điều 24 luật cạnh tranh 2018 ngoài có thị phần 30% trở lên trên thị trường thì còn được xác định thống lĩnh nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định tại Điều 26.

Xác định sức mạnh thị trường đáng kể:

“1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;

b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;

d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh”.

10. Tất cả các vụ việc cạnh tranh đều được giải quyết theo quy định của Luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 110 Luật Cạnh tranh 2018.

Vì theo khoản 1 Điều 110 về nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Bên cạnh giải quyết bằng Luật cạnh tranh, ngoài xử phạt vi phạm hành chính còn có thể xử lý hình sự, nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

11. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều bị cấm.

Nhận định sai.

CSPL: điểm a khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh 2018.

Vì đây là nội dung của điểm a khoản 1 Điều 27 Luật cạnh tranh 2018 về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm. Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh là hành vi bị cấm nếu nó được thực hiện bởi doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

Vì vậy, không phải mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh đều bị cấm.

12. Năm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

Nhận định sai.

CSPL: điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018.

Vì theo điểm d khoản 2 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018 thì nhóm doanh nghiệp được xem là thống lĩnh thị trường khi có tổng số thị phần là 85% trở lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, khi xác định nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường cần phải có hành vi cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh được quy định tại khoản 2 và tại khoản 3 Điều 24 nếu trong số 5 doanh nghiệp không có doanh nghiệp nào có thị phần ít hơn 10% thì mới được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường liên quan.

13. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn không quá 150 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 2 Điều 36 và khoản 1 Điều 37 Luật cạnh tranh 2018.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật cạnh tranh 2018 thì thời hạn Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế. Theo khoản 1 Điều 37 Luật cạnh tranh 2018 quy định về thời hạn Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế là không quá 90 ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ. Ngoài ra, đối với vụ việc phức tạp thì UBCTQG có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không quá 60 ngày. Như vậy, thời hạn tối đa mà UBCTQG thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế là không quá 180 ngày.

14. Việc tập trung kinh tế chỉ được thực hiện sau khi có kết quả thẩm định chính thức của Ủy ban cạnh tranh Quốc gia.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 43; điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 36 Luật cạnh tranh 2018.

Tại khoản 1 Điều 43 có quy định về thực hiện tập trung kinh tế: “Doanh nghiệp tập trung kinh tế quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 36 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36 thì các doanh nghiệp sẽ được thực hiện tập trung kinh tế sau khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ mà không cần phải có kết quả thẩm định chính thức. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 36 thì khi kết thúc thời hạn tối đa cho việc ra thông báo kết quả giám định sơ bộ mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vẫn chưa ra thông báo thì việc tập trung kinh tế sẽ được thực hiện.

15. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền điều tra và xử lý tất cả các vụ việc cạnh tranh.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 7 Điều 45 và khoản 6 Điều 113 Luật cạnh tranh 2018.

Theo quy định của pháp luật tại khoản 6 Điều 113 thì: “Các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật này được xử lý theo quy định của pháp luật khác có liên quan”. Theo đó, khoản 7 Điều 45 quy định về “Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của pháp luật khác”. Như vậy, đối với các vụ việc cạnh tranh có hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo quy định của pháp luật khác thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này mà sẽ được các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

16. Tất cả các vụ việc cạnh tranh đều phải được xem xét và xử lý thông qua phiên điều trần.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 89, Điều 90, Điều 91, Điều 93 Luật cạnh tranh 2018. 

Không phải mọi vụ việc cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần, mà chỉ những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, cụ thể là xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh mới phải thông qua phiên điều trần. Còn về xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ căn cứ vào báo cáo điều tra và kết luận điều tra để tra một trong các quyết định là xử lý, điều tra bổ sung hay đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh mà không cần tổ chức phiên điều trần.

17. Việc thực hiện tập trung kinh tế mà không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì được tự do thực hiện và không chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 30, 33 Luật cạnh tranh 2018; Điều 13 NĐ35/2020.

Luật cạnh tranh 2018 phân chia tập trung kinh tế thành 3 nhóm bao gồm: nhóm tập trung kinh tế được tự do thực hiện; nhóm tập trung kinh tế phải thông báo; nhóm tập trung kinh tế bị cấm.

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể là nhóm tập trung kinh tế bị cấm.

Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thống báo tập trung kinh tế. Ngưỡng tập trung thông báo cụ thể được quy định tại Điều 13 NĐ35/2020.

Vì vậy, không phải mọi trường hợp thực hiện tập trung kinh tế tuy không gây tác động hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường thì được tự do thực hiện và không chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh.

18. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 80 Luật cạnh tranh 2018.

Ngoài phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh còn tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu tại Điều 77 và đơn khiếu nại không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Luật cạnh tranh 2018.

19. Bất kì tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh khi có quyền và lợi ích bị xâm hại do hành vi vi phạm Luật cạnh tranh.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 77 Luật cạnh tranh 2018.

Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc. Phải là quyền là lợi ích hợp pháp của mình mới được khiếu nại, còn các cá nhân, tổ chức còn lại thì chỉ có quyền tố cáo hành vi hoặc cung cấp về hành vi vi phạm.

20. Chỉ khi xảy ra thiệt hại thực tế thì cơ quan nhà nước mới có quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Hành vi này có thể gây thiệt hại chứ không hoàn toàn dựa vào việc có thiệt hại xảy ra trên thực tế hay không.

21. Hộ kinh doanh không chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh 2018.

Đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh 2018 gồm: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam”. Đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh bao gồm các chủ thể kinh doanh theo pháp luật Doanh nghiệp. Hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh nên chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, hộ kinh doanh chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.

22. Trong mọi trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 2 Điều 99 Luật Cạnh tranh 2018.

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành, tuy nhiên, trong trường hợp quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định đó mà không tiếp tục thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nữa. Do vậy không phải trong mọi trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành.

23. Mức phạt tiền tối đa trong mọi trường hợp đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 4 NĐ 75/2019/NĐ-CP.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng mức phạt tiền tối đa phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. 

24. Tất cả các doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

Nhận định sai

CSPL: khoản 1, khoản 4 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018.

Không phải tất cả các doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng, trường hợp những doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ không được áp dụng quy định về chính sách khoan hồng.

25. Trong mọi trường hợp phiên điều trần phải được tổ chức công khai.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 2 Điều 93 Luật cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ theo khoản 2 Điều 93 Luật cạnh tranh 2018 thì: “Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín”. Như vậy, không phải trong mọi trường hợp phiên điều trần phải được tổ chức công khai. Mà phải căn cứ vào nội dung điều trần có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hay không thì được phép tổ chức kín.

26. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được phép thực hiện các hành vi tập trung kinh tế.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 thì doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường được phép thực hiện các hành vi tập trung kinh tế nếu không vượt quá những tiêu chí nhất định để kiểm soát tập trung kinh tế mà pháp luật quy định. Như vậy, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường vẫn được phép thực hiện các hành vi tập trung kinh tế theo luật định.

Ví dụ: DN A có vị trí thống lĩnh thị trường với thị phần là 30% thị trường cà phê, DN B có thị phần 15% thị trường liên quan và đang trong tình trạng sắp phá sản. DN A muốn mua lại DN B và thực hiện thủ tục sát nhập. Do đó, DN A có vị trí thống lĩnh thị trường khi thực hiện hành vi tập trung kinh tế trên là mua lại DN B mà không bị xem là vi phạm hành vi tập trung kinh bị cấm của pháp luật. Vì vậy, hành vi này được phép thực hiện.

27. Thỏa thuận hạn chế sản lượng của 01 doanh nghiệp sản xuất gạch với 01 doanh nghiệp sản xuất xi măng và 01 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

Nhận định đúng.

CSPL: khoản 3 Điều 11, khoản 4 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018 thì đây là hành vi thỏa thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như vậy, chủ thể tham gia là: 01 doanh nghiệp sản xuất gạch với 01 doanh nghiệp sản xuất xi măng và 01 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp, đây là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất đối với một loại hàng hóa; nội dung thỏa thuận: thỏa thuận hạn chế sản lượng;

Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này bị cấm khi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Vì vậy, thỏa thuận hạn chế sản lượng của 01 doanh nghiệp sản xuất gạch với 01 doanh nghiệp sản xuất xi măng và 01 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

28. Sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh của người khác là hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh 2018.

Nhận định sai.

CSPL: điểm b khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 thì chỉ khi: “Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó” mới là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Nếu hành vi sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh của người khác được sự cho phép của chủ sở hữu thông tin đó thì không bị xem là hành vi vi phạm luật cạnh tranh.

29. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là vi phạm Luật Cạnh tranh.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thì theo đó, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng là không nằm trong quy định của điều khoản này.

Chỉ khi doanh nghiệp lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng (theo điểm c khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018) thì mới vi phạm pháp luật. Còn doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng không vi phạm Luật Cạnh tranh.

30. Tập trung kinh tế có điều kiện là trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc diện cấm nhưng được Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho phép thực hiện với việc ràng buộc phải tuân thủ các điều kiện nhất định.

Nhận định sai.

CSPL: Điều 42 và khoản 2 Điều 43 Luật cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ theo Điều 42 Luật cạnh tranh 2018 thì: Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện sau đây:

“1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.”

Còn Khoản 2 Điều 43 Luật cạnh tranh 2018 quy định: “Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế”.

Như vậy, tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế thực hiện theo các điều kiện đã được Luật cạnh tranh quy định tại Điều 42 và khoản 2 Điều 43 Luật cạnh tranh 2018 chứ không phải thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc diện cấm. Do đó, trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc diện cấm nhưng được Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho phép thực hiện với việc ràng buộc phải tuân thủ các điều kiện nhất định không phải là tập trung kinh tế có điều kiện.

31. Theo Luật Cạnh tranh 2018, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan là căn cứ vào tính chất giống nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của hàng hóa, dịch vụ.

Nhận định sai.

CSPL: khoản 1,2 Điều 4 Nghị định 35/2020/NĐ-CP.

Vì căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 35/2020/ND-CP quy định căn cứ để hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về:

Về đặc tính: Nếu hàng hóa, dịch vụ có sự giống nhau hoặc tương tự nhau về một hoặc một số yếu tố như đặc điểm, thành phần, tính chất vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ, khả năng hấp thu, tính chất riêng biệt khác.

Về giá cả: Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về giá cả khi giá của hàng hóa, dịch vụ chênh lệch nhau không quá 5% trong điều kiện giao dịch tương tự.

Như vậy, theo Luật Cạnh tranh 2018, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan là căn cứ vào tính chất giống nhau là không chính xác mà phải căn cứ vào việc hàng háo dịch vụ đó có thể thay cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của hàng hóa, dịch vụ.





M ĐỌC ĐỀ XONG VẪN LÀM VÔ PHÍA DƯỚI BẰNG MÀU CHỮ KHÁC NHA VY, ĐỂ COI CÁI Ý, CHỨ ĐỪNG ĐỌC CỦA T RỒI XEM ĐÚNG SAI :3

Câu 1. Nhận định

  1. Pháp luật cạnh tranh chủ yếu để nhằm bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp.=> TRÙNG CÂU 3 CHƯƠNG 1 TL


  1. Tất cả hành vi khuyến mại bị cấm đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. => TRÙNG CÂU 7 CHƯƠNG 2 TL


  1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về số lượng giữa doanh nghiệp sản xuất bia và doanh nghiệp sản xuất rượu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

=> SAI, VÌ KHÔNG CÙNG THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN

CSPL: K3Đ11, K1Đ12

  1. Các doanh nghiệp có tổng thị phần chiếm trên 65% trên thị trường liên quan và phải thống nhất cùng hành động mới được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.

=>  Đ24.2. SAI. Đ24 CÓ 2 ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC XEM LÀ CÓ VỊ TRÍ TLTT. 

Thứ nhất, nhóm các dn phải có cùng hành động và có sức mạnh thị trường đáng kể. 

Hoặc thứ hai, căn cứ vào tổng thị phần trên thị trường liên quan, tuy nhiên phải tuỳ thuộc vào nhóm dn đó có cụ thể bao nhiêu dn để xác định mức thị phần mà không cố định là 65%.

  1. Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần.

=> TRÙNG CÂU 16 FILE

Câu 2. Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Công ty A chiếm thị phần 35% trên thị trường thu mua thanh long ruột đỏ ở Việt Nam (do có đặt hàng tiêu thụ thanh long thường xuyên tại Đài Loan) đã giảm giá thu mua thanh long đến 20% khi không có biến động về cầu tại Đài Loan.

............................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Bản chất của Luật Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp nhằm giành cùng một loại khách hàng. => CÂU 1 CHƯƠNG 1 TL

  2. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

=> CÂU 2 CHƯƠNG 2 TL



  1. Trước khi thực hiện hành vi mua lại doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thực hiện thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh.

=>  CÂU 12 CHƯƠNG 3 TL, CHƯA CÓ GIẢI

Mua lại doanh nghiệp là hành vi tập trung kinh tế. Các dn phải nộp hồ sơ thông báo cho uỷ ban ctqg khi thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế k1 đ33

k1 đ 13 nđ 35/2020

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.


  1. Phiên điều trần trong vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh có bản chất là một phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh.

=> CÂU 1 CHƯƠNG 4 CHƯA GIẢI


Câu 2. Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) và Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán ngân hàng có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan là 100%. Smartlink đã thực hiện việc sáp nhập vào Banknetvn.

...................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Doanh nghiệp thành lập ở nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh.

=> SAI. K1 Đ2 Quy định đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại vn. Do đó nếu dn được thlập ở nngoài đó mà hoạt động trên lãnh thổ việt nam thì vẫn bị lct điều chỉnh. Ngoài ra, doanh nghiệp nước ngoài ko hoạt động tại việt nam nếu giao dịch có liên quan đến thị trường vn thì cũng sẽ chịu điều chỉnh lct

  1. Hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ có nội dung so sánh trực tiếp với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.

=> CÂU 4 FILE?

Nhận định sai. 

CSPL: điểm b khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018. 

Luật cạnh tranh năm 2018 không còn quy định cấm tuyệt đối hành vi so sánh trực tiếp giữa các doanh nghiệp, mà chỉ cấm việc so sánh thiếu căn cứ, có nghĩa là người đưa ra thông tin không thể chứng minh nội dung so sánh (thể hiện sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác). Nói cách khác, việc so sánh sẽ được chấp nhận nếu nội dung so sánh là đúng đắn, chính xác. Yêu cầu người đưa ra thông tin so sánh phải chứng minh được tính đúng đắn, chính xác của việc so sánh. Nội dung so sánh mà không có cơ sở chứng minh sẽ bị coi là thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiếp nhận thông tin.

Như vậy, nếu so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác mà chứng minh được nội dung có căn cứ, đúng đắn, chính xác thì không xem là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Mọi hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều bị cấm.

=> CÂU 11 FILE? PHẢI DO DN, NHÓM DN CÓ VỊ TRÍ TLTT THỰC HIỆN THÌ MỚI BỊ CẤM

  1. Trước khi thực hiện việc liên doanh với nhau, các doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

=>  SAI, K1Đ33, Việc làm thủ tục thông báo cho ub ctqg chỉ bắt buộc đối với các dn tham gia ttkt thuộc ngưỡng thông báo ttkt. Do đó, các dn nếu không đến ngưỡng thì không phải làm thủ tục thông báo.



Câu 2. (5 điểm) Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Công ty sản xuất nước mắm PQ đưa thông tin trên trang web của Công ty là Công ty sản xuất nước mắm NT sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sản xuất nước mắm.

............................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Bản chất của cạnh tranh theo nghĩa kinh tế - pháp lý là sự ganh đua giữa các tổ chức kinh tế nhằm giành cùng một loại khách hàng.

=> VẬY THÌ GIỐNG CÂU 1 CHƯƠNG 1 TL HONG?


  1. Khi xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể.

=> SAI. K6Đ3

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Hành vi này có thể gây thiệt hại chứ không hoàn toàn dựa vào việc có thiệt hại xảy ra trên thực tế hay không.

NHƯ VẬY, KO NHẤT THIẾT PHẢI CÓ HẬU QUẢ, THIỆT HẠI CỤ THỂ MÀ CHỈ CẦN HÀNH VI CTKLM NÀY CÓ DẤU HIỆU CÓ THỂ GÂY THIỆT HẠI THÌ CƠ QUAN NN SẼ CÓ THẨM QUYỀN…


  1. Chỉ có hành vi gây hậu quả làm cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp mới bị coi là hành vi hạn chế cạnh tranh.

=> SAI, K2Đ3. Hành vi hcct gây tác động/ có thể gây tác động hạn chế cạnh tranh. Nghĩa là hành vi hcct sẽ tác động trực tiếp lên thị trường, làm xóa bỏ cạnh tranh, làm giảm cạnh tranh, và luôn gây hậu quả nguy hiểm hơn so với các dạng ct khác(?)

Do đó, hành vi hcct sẽ gây hậu quả nặng nề hơn là tác động lên ct của thị trường  mà không chỉ dừng lại ở mức độ gây cản trở ct của dn mới.

  1. Theo Luật Cạnh tranh 2018, hành vi tập trung kinh tế có thể được hưởng miễn trừ.

=> Sai lct 2018 đã hành vi tập trung kinh tế ra khỏi khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh (Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018); trong khi Miễn trừ chỉ áp dụng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: miễn trừ của các ngành, lĩnh vực đặc thù (Điều 14);


  1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về cạnh tranh.

=>  CÂU 23 CHƯƠNG 4 CHƯA GIẢI.

GT VIẾT: 

  • CHỈ CÓ 1 CQ CẠNH TRANH LÀ UBCTQG

  • CÓ VỊ TRÍ PHÁP LÝ NHƯ 1 TỔNG CỤC HOẶC UỶ BAN THUỘC BỘ

  • CQ CẠNH TRANH THEO LCT 2018 LÀ UBCTQG, CÓ THẨM QUYỀN RỘNG LỚN TRONG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH VỚI CÁC CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA 1 CƠ QUAN VỪA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỪA THỰC HIỆN TÀI PHÁN.

=> ?


Câu 2. (5 điểm) Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

A, B, C là ba doanh nghiệp kinh doanh gas ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã ký thỏa thuận hợp tác với nhau, trong đó có điều khoản: (i) Thống nhất công thức tính để tăng, giảm giá bán gas theo sự tăng, giảm giá gas trên thị trường thế giới; (ii) Thống nhất việc quản lý, kiểm định các bình gas để đảm bảo an toàn và yêu cầu các đại lý của ba doanh nghiệp không được phân phối gas của các doanh nghiệp khác nhằm thực hiện mục tiêu trên.


Câu 1. Nhận định

  1. Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều bị cấm.

=> SAI, Đ14. THOẢ THUẬN HCCT BỊ CẤM NHƯNG ĐƯỢC MIỄN TRỪ


  1. Phiên điều trần trong vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh không phải là một phiên tòa xét xử vụ việc cạnh tranh.

=> TƯƠNG TỰ CÂU 1 CHƯƠNG 4

  1. Lợi thế về công nghệ là một trong các yếu tố xác định sức mạnh thị trường.

=> ĐIỂM Đ K1 Đ26?


  1. Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là căn cứ quan trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

=> SAI. K2 Đ33. THỊ PHẦN KẾT HỢP HONG PHẢI LÀ CĂN CỨ QUAN TRỌNG NHẤT VÌ NGƯỠNG THÔNG BÁO TTKT CÓ THỂ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH DỰA TRÊN MỘT TRONG 4 TIÊU CHÍ LIỆT KÊ K2Đ33.


  1. Thỏa thuận hạn chế đầu tư không thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.

=> SAI. CSPL: K7Đ11 + K3Đ12 + K1Đ14

TRƯỚC HẾT, THOẢ THUẬN HẠN CHẾ ĐẦU TƯ PHẢI LÀ THOẢ THUẬN HCCT BỊ CẤM THEO K3Đ12. TIẾP ĐẾN, THOẢ THUẬN HẠN CHẾ ĐẦU TƯ BỊ CẤM NÀY CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ CÓ THỜI HẠN NẾU NÓ CÓ LỢI CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ 1 TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN TẠI K1Đ14.

NHƯ VẬY, THOẢ THUẬN HẠN CHẾ ĐẦU TƯ CHỈ ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN TRỪ KHI NÓ LÀ 1 THOẢ THUẬN HCCT BỊ CẤM MÀ CÓ ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG MIỄN TRỪ.

LỦNG CỦNG QUÁ


Câu 2. Bài tập

Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Công ty M có 40% thị phần trên thị trường phim nhựa nhập khẩu khi phân phối phim cho các doanh nghiệp khác chiếu đã có các hành vi: (i) Áp đặt chính sách Giá thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem là 25.000 đồng (sau thuế) (nghĩa là nếu rạp bán mỗi vé với giá 50.000 đồng thì phần M hưởng là 25.000 đồng/vé. Tuy nhiên, nếu giá vé trên 50.000 đồng, M lại áp dụng chia 50:50 như cũ); (ii) Buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn thuê. (Ví dụ, muốn có phim Transformers – một phim dạng “bom tấn”, thì phải lấy kèm phim Ice Age là một phim hoạt hình).

............................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Hành vi của các doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác theo khoản 2 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.

=> TƯƠNG TỰ CÂU 2 FILE

Nhận định sai. 

CSPL: khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.

Đặc trưng của hành vi tại khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 về cách thức vi phạm là doanh nghiệp vi phạm thực hiện việc tác động vào khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác mà không phải là tác động vào doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với mình. Hơn nữa, mục đích trực tiếp của doanh nghiệp vi phạm là buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngưng giao dịch với doanh nghiệp đó. Do đó, hành vi của doanh nghiệp dùng vũ lực để ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình là hành vi ép buộc trong kinh doanh thì không được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh 2018.


  1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh.

=> SAI, Đ62.1A + Đ80:thủ trưởng cq điều tra vụ việc cạnh t sẽ ra quyết định điều tra vụ việc ct trên cơ sở chấp thuận của ct ubctqg trong 2 th của đ80.

do đó, chủ tịch ubctqg ko có thẩm quyền đối với việc ra quyết định điều tra vụ việc ct.



  1. Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ.

=> SAI. Đ27.1A: nếu hành vi bán hh, cưdv dưới giá thành toàn bộ đó của dn có vị trí tltt ko gây ra hậu quả là dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh.


  1. Hành vi bắt chước thiết kế của người khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

=> SAI, VÌ HÀNH VI BẮT CHƯỚC THIẾT KẾ CỦA NGƯỜI KHÁC KO ĐƯỢC LIỆT KÊ TẠI Đ45.


  1. Thời hạn tối đa để điều tra một vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có thể là 105 ngày.

=> ĐÚNG ĐIỀU 81.3


Câu 2. Bài tập

Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Công ty TNHH A có trụ sở quận 1 TP.HCM sản xuất bia Laser, Công ty TNHH B (có vốn đầu tư nước ngoài) hoạt động trong khu công nghiệp ở TP.HCM sản xuất bia Tiger, bia Heineken và bán trên phạm vi toàn quốc. Công ty A khiếu nại đến UBCTQG, yêu cầu xử lý công ty B về hành vi hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh. Theo khiếu nại của Công ty A thì Công ty B có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bia TP.HCM (với thị phần là 50%), để loại bỏ đối thủ cạnh tranh khi ký các hợp đồng đại lý chỉ bán bia và quảng cáo bia của Công ty B trên thị trường TP.HCM làm cho Công ty A không thể phân phối sản phẩm của mình. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh sẽ phải điều tra những vấn đề gì để giải quyết khiếu nại của Công ty A? Công ty B có khả năng vi phạm Luật Cạnh tranh không? Tại sao?

................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Mọi doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tự thú tham gia thỏa thuận với cơ quan điều tra đều được hưởng chính sách khoan hồng.

=> SAI. CSPL: khoản 1, 4,5 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018.

Không phải tất cả các doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đều được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng,  ->  trường hợp những doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ không được áp dụng quy định về chính sách khoan hồng. NGOÀI RA CHÍNH SÁCH KHOAN HỒNG CŨNG GIỚI HẠN SỐ LƯỢNG, CHỈ CÓ 3 DN ĐẦU TIÊN TỰ THÚ THÌ MỚI ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH NÀY.


  1. Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải được xử lý thông qua phiên điều trần.

=> SAI. CSPL: Điều 89, Điều 90, Điều 91, Điều 93 Luật cạnh tranh 2018.  

Không phải mọi vụ việc cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần, mà chỉ những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, cụ thể là xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh mới phải thông qua phiên điều trần. Còn về xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ căn cứ vào báo cáo điều tra và kết luận điều tra để tra một trong các quyết định là xử lý, điều tra bổ sung hay đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh mà không cần tổ chức phiên điều trần.


  1. Thỏa thuận hạn chế số lượng của một doanh nghiệp sản xuất gạch với một doanh nghiệp sản xuất xi măng và một doanh nghiệp sản xuất tấm lợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

=> ĐÚNG, CSPL: khoản 3 Điều 11, khoản 4 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018 thì đây là hành vi thỏa thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như vậy, chủ thể tham gia là: 01 doanh nghiệp sản xuất gạch với 01 doanh nghiệp sản xuất xi măng và 01 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp, đây là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất đối với một loại hàng hóa; nội dung thỏa thuận: thỏa thuận hạn chế sản lượng; 

Căn cứ theo khoản 4 Điều 12 Luật cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này bị cấm khi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Vì vậy, thỏa thuận hạn chế sản lượng của 01 doanh nghiệp sản xuất gạch với 01 doanh nghiệp sản xuất xi măng và 01 doanh nghiệp sản xuất tấm lợp là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

  1. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

=> Nhận định sai. 

CSPL: Điều 80 Luật cạnh tranh 2018.

Ngoài phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh còn tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh khi có đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu tại Điều 77 và đơn khiếu nại không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Luật cạnh tranh 2018. 


Câu 2. Bài tập

Công ty A là một Công ty chuyên cung cấp trứng gà với sản lượng lớn cho thành phố H. Đầu năm 2019, trong vòng 20 ngày liên tiếp, A đã điều chỉnh tăng giá bán trứng từ 21.500 đồng/hộp lên thành 30.000 đồng/hộp 10 trứng với lý do nhu cầu tăng cao mà cung không thể đáp ứng. Hành vi tăng giá của A làm cho các nhà cung ứng trứng khác trên thị trường cũng điều chỉnh tăng giá theo. Trong khi đó, Sở Công thương thành phố H đã cung cấp những số liệu chứng minh nguồn cung trứng gà cho thành phố H không có dấu hiệu thiếu hụt như Công ty A công bố. Ngay sau công bố của Sở, Công ty A đã điều chỉnh giá bán trở về 21.500 đồng/hộp nhưng doanh nghiệp này bị “tẩy chay” từ khách hàng và nhà phân phối của mình.

Nếu thị phần của Công ty A là 40% trên thị trường liên quan, anh (chị) hãy phân tích các quy định tương ứng của Luật Cạnh tranh 2018 để xác định hành vi của Công ty A có vi phạm pháp luật hay không? Giải thích.



Câu 1. Nhận định

  1. Mọi hành vi áp đặt giá mua hàng hóa bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng đều bị cấm theo luật cạnh tranh.

=> SAI. Đ27.1B: NHỮNG HÀNH VI NÀY PHẢI ĐƯỢC DOANH NGHIỆP, NHÓM DN CÓ VỊ TRÍ TLTT THỰC HIỆN THÌ MỚI BỊ CẤM


  1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều có quyền đề nghị hưởng miễn trừ

=> SAI. quyền miễn trừ theo pháp luật cạnh tranh chỉ áp dụng cho hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. còn các hành vi bị cấm khác như ttkt, ct ko lành mạnh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thì ko được hưởng miễn trừ.

CSPL: Đ14


Câu 2. Bài tập 

Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không?

  1. A là giám đốc công ty X, B là giám đốc công ty Y. Hai công ty X và Y kinh doanh cùng một thị trường liên quan. Do đó A và B ở gần nhau nên trong một lần mâu thuẫn cá nhân, A đã mắng B với nội dung: “B là người ăn dơ ở bẩn nên không xứng là người quản lý của một doanh nghiệp kinh doanh nước uống đóng chai như công ty Y”. việc A mắng B với nội dung như trên được phóng viên của báo M ghi hình và báo M đã viết bài đưa tin trên mạng của mình kèm theo đoạn video ghi được.

  2. Doanh nghiệp tư nhân A là đại lý phân phối hàng tiêu dùng cho Công ty B tại tỉnh Q theo một hợp đồng đại lý không xác định thời hạn. Trong hợp đồng có điều khoản quy định công ty B được quyền chấm dứt hợp đồng đại lý với Doanh nghiệp tư nhân A nếu nguồn cung hàng hóa bị gián đoạn mà không bị áp dụng biện pháp chế tài nào? 

......................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Tập trung kinh tế có điều kiện là trường hợp tập trung kinh tế do các doanh nghiệp thực hiện vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh nên bị cơ quan có thẩm quyền buộc phải tuân thủ những điều kiện nhất định.

CÂU TRA LỜI ĐANG GIẢI THÍCH THEO HƯỚNG “BỊ CẤM”

vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh => TRỞ THÀNH TTKT BỊ CẤM

TTKT CSO ĐIỀU KIỆN NÓ KO CÓ VI PHẠM

=> Nhận định sai. CSPL: Điều 42 và khoản 2 Điều 43 Luật cạnh tranh 2018.

Vì căn cứ theo Điều 42 Luật cạnh tranh 2018 thì: Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc một số điều kiện QUY ĐỊNH TẠI Đ42. Khoản 2 Điều 43 Luật cạnh tranh 2018 quy định: “Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế”.

Như vậy, tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế thực hiện theo các điều kiện đã được Luật cạnh tranh quy định tại Điều 42 và khoản 2 Điều 43 Luật cạnh tranh 2018 chứ không phải thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc diện cấm. Do đó, trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi tập trung kinh tế thuộc diện cấm nhưng được Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho phép thực hiện với việc ràng buộc phải tuân thủ các điều kiện nhất định không phải là tập trung kinh tế có điều kiện.


  1. Doanh nghiệp được xem là không vi phạm Luật Cạnh tranh khi có hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác nhưng chưa gây ra hậu quả trên thực tế.

=> SAI. K6Đ3 + Đ45.3

cung cấp thông tin ko trung thực về doanh nghiệp khác mà gây ra hậu quả hoặc có thể gây hậu quả trên thực tế thì đều là vi phạm lct. do đó, nếu hành vi trên chưa gây ra hậu quả thực tế cho dn khác nhưng có thể gây hậu quả thì vẫn bị xem là hành vi vi phạm lct.

  1. Khi xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cần xem xét hậu quả, thiệt hại cụ thể

=> SAI.  K4 Đ3 + Đ12: khi xác định hành vi tt hcct, cqnn có thẩm quyền cần xem xét đến hành vi đó gây hậu quả, thiệt hại ntn lên cạnh tranh của thị trường.

do đó nhất thiết cần xem xét hậu quả thiệt hại cụ thể.



ĐỀ NÓI LÀ “XÁC ĐỊNH” NÊN GIẢI THÍCH NHƯ VẬY ĐÚNG CHƯA HÊ. DO CÁI NHÓM HÀNH VI Ở Đ11 THÌ TỰ DO THỰC HIỆN ĐÚNG HONG? KO CẦN XÁC ĐỊNH HẬU QUẢ ĐÚNG HONG? NÓ HONG VI PHẠM HAY BỊ CẤM MÀ ĐÚNG HONG?

  1. Sau khi báo cáo điều tra về hành vi hạn chế cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh phải mở phiên điều trần để xử lý vụ việc.

=> SAI. K3 Đ91. 

sau khi có báo cáo điều tra về hành vi hcct, hội đồng ct phải ra 1 trong 2 quyết định: đình chỉ giải quyết vụ việc hoặc ra quyết định xử lý vụ việc ct. trong trường hợp nếu ra quyết định xử lý vụ việc ct thì trước đó phải mở phiên điều trần.

như vậy, sau khi có báo cáo điều tra, hội đồng ct ko phải mở phiên điều trần nếu ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc ct.

  1. Thông đồng để một hoặc các doanh nghiệp thắng thầu trong cung ứng hàng hóa dịch vụ là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh  không được thực hiện theo pháp luật cạnh tranh.

=> ĐÚNG K2Đ12?

sai vì đây là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại k4 đ 11 lct chứ không phải ko được thực hiện theo pl ct


Câu 2. Bài tập

Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Hai mươi (20) ngân hàng thương mại có tổng thị phần 80% trên thị trường liên quan triển khi chương trình thanh toán qua thẻ tín dụng tại Việt Nam đã ký thỏa thuận cho phép thực hiện thành toán liên ngân hàng khi khách hàng sử dụng thẻ của của một ngân hàng thanh toán vào tài khoản ngân hàng khác. Thỏa thuận này bao gồm các điều khoản sau: (i) Thống nhất mức phí giao dịch khi khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán liên ngân hàng; (ii) Yêu cầu khách hàng là doanh nghiệp bán lẻ mua máy đọc thẻ của nhà cung cấp X là nhà cung cấp có uy tín và thị trường lớn nhất trên thị trường liên quan.

..................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều có hậu quả gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh cụ thể

=> K6Đ3

GIỐNG CÂU 8 CHƯƠNG 2: sai

thiệt hại có thể là thiệt hại thực tế (cụ thể) hoặc thiệt hại giả định: có khả năng loại bỏ: dựa vào mối quan hệ nhân quả, hợp lý, khách quan…

xem thêm điểm a k5 + k6 Đ 45 lct: một hoặc nhiều dn khác cùng kinh doanh bị loại bỏ


  1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

=>  SAI. k1 đ24. chỉ cần thoả 1 trong 2 điều kiện sau đây thì dn đó được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường

dn có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan

hoặc dn có sức mạnh thị trường đáng kể theo điều 26

do đó, dn thì chỉ cần thoả 1 trong 2 điều kiện nêu trên thì được xem là có vị trí tltt. còn khi xem xét đến nhóm doanh nghiệp thì mới căn cứ vào yếu tố là hành vi có khả năng gây hcct 1 cách đáng kể.


  1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với mọi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

=> Sai theo k1, 2 Đ100 lct 2018

chủ tịch ubctqg chỉ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với  vụ việc ttkt, ct ko lành mạnh theo k2đ100. Còn các vụ việc khiếu nại liên quan đến hạn chế cạnh tranh thì chủ tịch ubctqg chỉ có thẩm quyền thành lập hội đồng giải quyết khiếu nại để xử lý.

do đó, ko phải mọi khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc ct thì chủ tịch ubctqg có thẩm quyền giải quyết.

k2 đ 46 Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

k3 đ 59 Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng


Câu 2. Bài tập

Các hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 không? Tại sao?

A và B là hai chủ hộ kinh doanh lần lượt kinh doanh dịch vụ sửa chữa xe gắn máy và quán ăn. Do quá thân thiết với nhau nên trong một lần ngồi nhậu, A đã hỏi B công thức làm nước sốt ướp thịt bò của món bò nướng mà theo A đây là yếu tố quyết định làm cho món bò nước của quán B trở nên nôi tiếng và có rất đông khách hàng. Vì nghĩ rằng A là bạn thân thiết lại kinh doanh ở lĩnh vực không có tính cạnh tranh với mình nên B đã vui vẻ kể cho A nghe về công thức làm nước sốt ướp thịt bò. Hai (02) tháng sau đó, cách quán của B khoảng 500 mét có một quán bòa nướng mới được khai trương mà theo thông tin của hàng xóm xung quanh, B biết được quán này là do A mới mở để kinh doanh. 

Tình tiết bổ sung:

Nhân dịp khai trương quán bò nướng của mình, A đã công bố giá bán món bò nướng của mình thấp hơn 40% so với giá bán của món bò nướng cùng loại và kích cỡ ở quán của B. B cho rằng quán nhậu của A đã có hành vi vi phạm Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 nên dự định khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. 

.....................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Hành vi quảng cáo bằng cách thức đưa thông tin so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm cùng loại thì vi phạm Luật cạnh tranh.

=> SAI. Đ45.5B:  hành vi  só sánh sản phẩm của mình với sản phẩm cùng loại nhưng không chứng minh được nội dung thì mới là hành vi vi phạm lct. nếu hành vi so sánh sản phẩm đó mà chứng minh được nội dung thì không được xem làm 1 hành vi vi phạm lct

thứ hai, phải là sản phẩm, dịch vụ ĐƯỢC SO SÁNH PHẢI LÀ của doanh nghiệp khác

NẾU ĐỀ HỎI LÀ VI PHẠM LCT THÌ DÙNG CSPL Đ45 ĐÃ ĐÚNG CHƯA?


  1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ có thể ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở đơn khiếu nại của bên khiếu nại.

=> SAI. Đ80: vì ngoài trường hợp ra quyết định điều tra vụ việc ct trên cơ sở đơn khiếu nại của bên khiếu nại thì thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh còn có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ việc ct mà ubctqg phát hiện là có hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật ct trong thời hạn 03 năm.

như vậy, thủ trưởng cơ quan quản lý ct có thể ra quyết định đối với 02 loại vụ việc ct được nếu tại đ80.

  1. Người chuyên bán hàng trên mạng xã hội không phải là đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 2018.

=> XEM CÓ ĐĂNG KÝ KINH DOANH HAY KO?

sai vì cá nhân theo k1 đ 2 lct Đối tượng áp dụng lct bao gồm cá nhân kinh doanh, không phải là cá nhân có đăng ký kinh doanh nên có thể suy ra là phạm vi cá nhân kinh doanh bao gồm cả có đkkd và không có đkkd

  1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ là các hành vi được quy định trong Luật Cạnh tranh.

=> K2 Đ4. SAI. HÀNH VI CẠNH TRANH KO LÀNH MẠNH CÒN CÓ THỂ ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG CÁC LUẬT KHÁC NHƯ… VÀ KHI ĐÓ SẼ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT ĐÓ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI CT KO LÀNH MẠNH NÀY.

THIẾU VÍ DỤ LUẬT NÀO

k7 đ 45 luật khác: vd luật quảng cáo,...

  1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận thống nhất hành động nhằm thu lợi bất chính giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan.

=> 

là thỏa thuận thống nhất hành động có thể nhằm vào nhiều mục đích không chỉ là thu lợi bất chính.

có thể không cùng thị trường liên quan (thỏa thuận dọc)

LÀ THOẢ THUẬN GIỮA CÁC DN CÙNG THỊ TRƯỜNG, CÁC THOẢ THUẬN NÀY CÓ HẠI CHO THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC DN KO THGIA THOẢ THUẬN, CÓ LỢI CHO CÁC DN THGIA THOẢ THUẬN. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THOẢ THUẬN NÀY LÀ LÀM XOÁ BÓ, GIẢM ĐI, THAY ĐỔI, CẢN TRỞ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG

hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel) được nhìn nhận là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. 

là một thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức để đạt được kết quả có lợi cho các hàng có liên quan, nhưng có thể có hại cho các bên khác.


((Thỏa thuận theo chiều ngang là những thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng ngành hàng và cùng khâu của quá trình kinh doanh (ví dụ giữa những người bán buôn với nhau, giữa những người bán lẻ với nhau); Thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận giữa những doanh nghiệp ở các công đoạn sản xuất khác nhau.))


Câu 2. Bài tập

Hãy cho biết hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Nếu có sẽ chịu hình thức xử lý và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết bị xây dựng đã ký thỏa thuận hợp tác với nhau, trong đó có điều khoản: 

(i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 10% do tỷ giá đô la Mỹ tăng cao; 

(ii) Thống nhất yếu cầu các đại lý của mình không được phân phối các thiết bị xây dựng cho các doanh nghiệp khác nhằm xuất khẩu.



Câu 1. Nhận định

  1. Tên thương mại là một trong những yếu tố xác định sức mạnh thị trường của doanh nghiệp.

=> SAI. 


Sức mạnh thị trường phát sinh khi một doanh nghiệp không phải chịu sức ép cạnh tranh đáng kể nào... Sức mạnh thị trường có thể được hiểu là khả năng duy trì giá cả trên mức giá cạnh tranh hoặc giảm chất lượng hoặc sản lượng xuống dưới mức cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận


  1. Nhóm doanh nghiệp có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.

Nhận định sai.

CSPL: điểm d khoản 2, khoản 3 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018.

Vì theo điểm d khoản 2 Điều 24 Luật cạnh tranh 2018 thì nhóm doanh nghiệp được xem là thống lĩnh thị trường khi có tổng số thị phần là 85% trở lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, khi xác định nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường cần phải có hành vi cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh được quy định tại khoản 2 và tại khoản 3 Điều 24 nếu trong số 5 doanh nghiệp không có doanh nghiệp nào có thị phần ít hơn 10% thì mới được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường liên quan

NHƯ VẬY ĐỂ NHÓM DN CÓ TỔNG THỊ PHẦN TỪ 85% TRỞ LÊN TRÊN TTLQUAN ĐƯỢC XEM LÀ CÓ VỊ TRÍ TLTT THÌ CẦN THOẢ CÁC ĐIỀU KIỆN SAU: NHÓM DN ĐÓ CÓ 05 DN TRỞ LÊN VÀ KO CÓ NÀO CÓ THỊ PHẦN ÍT HƠN 10% TRÊN THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN.

  1. Hành vi thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác mà không được phép của chủ sở hữu có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ có thời hạn.

=>  Sai vì quyết định việc miễn trừ chỉ áp dụng đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm còn hành vi thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của dn khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh k 1 đ 45 lct vì thế không thuộc các trường hợp xem hưởng miễn trừ k1 đ 14

  1. Tất cả các sản phẩm thuốc chữa bệnh thuộc cùng một thị trường liên quan.

Sai vì thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan (k1 đ 3 nđ 35/2020)

Thị trường sản phẩm liên quan:

  • đặc tính: tính chất hóa học khác nhau, tác dụng phụ, khả năng hấp thu của mỗi người khác nhau…

  • mục đích sử dụng: thuốc chữa bệnh cảm, sốt, ho, đau bụng…

  • giá cả: nhiều giá thành

Thị trường địa lý liên quan: miền bắc, trung, nam,...

Như vậy, thuốc chữa bệnh có thể ko thuộc cùng 1 thị trường liên quan vì nó có thể ko đáp ứng được cái điều kiện trong thị trường liên quan.

  1. Người có quyền và lợi ích liên quanquyền khởi kiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

CSPL: Đ96, 103 LCT

Sai vì đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, Điều 96 lct, tổ chức, cá nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

VÀ VÌ NẾU KO NHẤT TRÍ VỚI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CT THÌ TRƯỚC HẾT PHẢI KHIẾU NẠI, KO NHẤT TRÍ VỚI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI THÌ TỔ CHỨC CÁ NHÂN CÓ QUYỀN KHỞI KIỆN QUYẾT ĐỊNH KHIẾU NẠI ĐÓ. DO ĐÓ, CHỈ CÓ QUYỀN KHỞI KIỆN ĐỐI VỚI QUYẾT ĐỊNH KHIẾU NẠI, KO CÓ QUYỀN KHỞI KIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CT.

NHƯ VẬY, NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH LIÊN QUAN KO CÓ QUYỀN KHỞI KIỆN QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CT.



Câu 2. Bài tập

Các hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Tại sao?

Công ty CP X và Công ty TNHH Y ký kết hợp đồng đại lý theo đó Công ty TNHH Y làm đại lý phân phối các sản phẩm điện tử cho Công ty CP X. Trong hợp đồng có điều khoản theo đó Công ty CP X sẽ áp dụng tỷ lệ chiết khấu giá 25% với điều kiện Công ty TNHH Y không được bán các sản phẩm mà mình làm đại lý với mức giá thấp hơn giá do Công ty CP X quy định.

......................................

Câu 1. Nhận định

  1. Tranh chấp phát sinh trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động cạnh tranh là tranh chấp thương mại.

Sai vì tranh chấp thương mại có thể hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quả trình thực hiện các hoạt động thương mại.

 “hoạt động thương mại” khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì "cạnh tranh" được hiểu là "sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích cạnh tranh theo nghĩa kinh tế là: Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.

  1. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp không đòi hỏi các bên phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Sai vì lct tuy không quy định về hòa giải, có thể áp dụng…

  1. Chính sách khoan hồng không áp dụng đối với các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền

Đúng vì k1 Điều 112 lct Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật xnày được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

NHƯ VẬY, CÓ THỂ NÓI chính sách KHOAN HỒNG chỉ áp dụng đối với các hành vi THOẢ THUẬN HCCT  bị cấm, KO ÁP DỤNG VỚI HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ TLTT, VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN.

  1. Đưa thông tin gian dối về hàng hóa, dịch vụ là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính theo Luật Cạnh tranh 2018.

Sai điểm a k5 đ45 lct

Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

  1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn chứ không phải là Thủ trưởng cơ quan điều tra.

Sai vì theo k5 điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh là “Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn…”

CÒN Thủ trưởng cơ quan điều tra chỉ có quyền điểm h k1 Điều 62 LÀ QUYỀN “Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn ”

k3 đ29 nđ 75/2019: Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong xử lý hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh áp dụng theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.



Câu 2. Bài tập

A là một doanh nghiệp sản xuất, phân phối các mặt hàng gia dụng trên thị trường. Để tăng doanh số bán hàng, doanh nghiệp A đặt Pano trước địa điểm bán hàng với nội dung “Vào ngày 10/8/2018, doanh nghiệp A sẽ có chương trình khuyến mại tặng quà có giá trị lên đến 1/3 giá trị của hóa đơn mu hàng, chương trình khuyến mại này chỉ áp dụng cho khách hàng có hóa đơn mua hàng với giá trị từ 10 triều đồng trở lên”. Nhận được thông tin này, khách hàng B đã đến doanh nghiệp A mua hàng vào thời điểm tổ chức khuyến mại. Do hóa đơn mua hàng đến 15 triệu đồng nên khách hàng B yêu cầu được nhận quà tặng theo chương trình khuyến mại nhưng nhân viên của doanh nghiệp A đã từ chối tặng quà cùng với giải thích là: “Chương trình khuyến mại này chỉ áp dụng cho năm (05) khách hàng đầu tiên mua hàng” theo đăng ký của Công ty với cơ quan nhà nước, kèm mình chứng B không thuộc đối tượng năm (05) khách hàng đầu tiên.

Anh (Chị) hãy phân tích các quy định tương ứng của Luật Cạnh tranh 2018 để xác định hành vi nêu trên của doanh nghiệp A có hợp pháp không? Giải thích tại sao?

.................................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Doanh nghiệp chỉ được tập trung kinh tế có điều kiện sau khi đã thẩm định chính thức.

Đúng. CSPL: K1Đ41 + K2Đ43

 vì theo đ41 lct Sau kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung, TRONG ĐÓ GỒM RA QUYẾT ĐỊNH VỀ TTKT CÓ ĐIỀU KIỆN.

k2 Điều 43. Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế tcó điều kiện phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.

Quyết định về ttkt của uỷ ban ctqg chỉ được ra sau khi kết thúc thẩm định chính thức. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật chứ không cho phép doanh nghiệp thực hiện ttkt nếu quá thời hạn mà chưa có quyết định như giai đoạn thẩm định sơ bộ.

  1. Hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh có mục đích nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu công nghệ, xuất khẩu hàng hóa không bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Sai k1 đ11, k3 đ12 lct

Nếu thoả thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh thì vẫn bị coi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Các doanh nghiệp này là đối thủ cạnh tranh => cùng thị trường liên quan. Nếu gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh thì thuộc trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo khoản 3 Điều 12 lct.

  1. Thành viên UBCTQG phải có trình độ cử nhân Luật và được Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm

Sai theo k2 đ49 lct

Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bao gồm Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.

  1. Một doanh nghiệp chỉ vi phạm Luật Cạnh tranh nếu thực hiện hành vi bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

Sai vì đ1 lct

Phạm vi điều chỉnh của lct bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.


Câu 2. Bài tập

Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không?

A và B là hai doanh nghiệp kinh doanh thiết y tế đã ký thỏa thuận hợp tác với nhau,trong đó có điều khoản: (i) Thống nhất cùng tăng giá bán các mặt hàng lên 12% do tỷ giá đô la Mỹ tăng cao; (ii) Thống nhất yếu cầu các đại lý của mình không được phân phối các thiết bị y tế cho các doanh nghiệp khác nhập khẩu.

....................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Ủy ban cạnh tranh quốc gia là cơ quan thuộc Chính phủ.

Sai vì k1 Đ46 lct: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.

  1. So sánh hàng hóa của mình với hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp khác là hành vi lôi kéo khách hàng bất chính và bị cấm

Nhận định sai.

CSPL: điểm b khoản 5 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018.

Luật cạnh tranh năm 2018 không còn quy định cấm tuyệt đối hành vi so sánh trực tiếp giữa các doanh nghiệp, mà chỉ cấm việc so sánh thiếu căn cứ, có nghĩa là người đưa ra thông tin không thể chứng minh nội dung so sánh (thể hiện sản phẩm, dịch vụ của mình tốt hơn hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác). Nói cách khác, việc so sánh sẽ được chấp nhận nếu nội dung so sánh là đúng đắn, chính xác. Yêu cầu người đưa ra thông tin so sánh phải chứng minh được tính đúng đắn, chính xác của việc so sánh. Nội dung so sánh mà không có cơ sở chứng minh sẽ bị coi là thông tin gian dối, gây nhầm lẫn cho người tiếp nhận thông tin.

  1. Lợi thế về công nghệ là một trong các yếu tố xác định sức mạnh thị trường.

sai điểm đ k1 đ Điều 26. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào một số yếu tố bao gồm Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

Sức mạnh thị trường: https://luatminhkhue.vn/suc-manh-cua-thi-truong-la-gi---y-nghia-cua-viec-xac-dinh-suc-manh-thi-truong-trong-luat-canh-tranh.aspx 

  1. Cải chính công khaibiện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Sai vì cải chính công khai là biện pháp khắc phục hậu quả còn áp dụng cho

  • Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại khoản 2 Điều 8 của lct (c k2 đ113),

  • hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, (c k3)

  • cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm khác theo quy định của lct (c k5)

cspl Điều 113. Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

  1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bị cấm mà không phụ thuộc vào thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

Sai Thoả thuận hạn chế cạnh tranh vi phạm lct được xác định dựa trên các yếu tố: thuộc các trường hợp thoả thuận hcct bị cấm điều 12, không thuộc các trường hợp miễn trừ đ14. Các yếu tố này không bao gồm yếu tố thị phần kết hợp của các dn tham gia thoả thuận nên nói “ xác định thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm do thị phần kết hợp của các dn tham gia thoả thuận” là không đúng.

Câu 2. Bài tập

Các hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Tại sao?

  1. Công ty A sản xuất nước uống đóng chai sáp nhập vào Công ty B chuyên kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em nhưng không thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế.

  2. Công ty Ánh Dương ký hợp đồng với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trong đó có điều khoản yêu cầu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng này không được nhận đơn đặt phòng của bất cứ công ty du lịch nào khác ngoài Ánh Dương đối với du khách từ Nga, Ukraina và các nước Cộng động các quốc gia độc lập (CIS).

.........................................................

Câu 1. Nhận định

  1. Tất cả các doanh nghiệp thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ đều vi phạm khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.

Sai vì Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ mà “dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó” mới vi phạm điều khoản này.

  1. Mọi vụ việc cạnh tranh đều có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại

Sai k2 điều 80 lct

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

Lúc này không có bên bị khiếu nại hay bên khiếu nại.

Câu 2. Bài tập

Hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không?

  1. Công ty A kinh doanh ba lô cao cấp sở hữu thương hiệu uy tín trên thị trường, thị phần của công ty trên thị trường liên quan là 35%. Để bảo vệ thương hiệu, công ty ấn định thống nhất giá bán thấp nhất cho khách hàng tại các đại lý của mình là 2 triệu đồng/sản phẩm đối với mặt hàng X. Công ty cũng thông báo rõ, nếu đại lý nào bán dưới mức giá được ấn định này sẽ bị chấm dứt hợp đồng đại lý.

Hành vi của Công ty A có dấu hiệu vi phạm

  • Chủ thể: Công ty A là chủ thể chịu sự điều chỉnh của LCT, có thị phần trên thị trường liên quan là 35% => Công ty A có vị trí thống lĩnh thị trường.

  • Hành vi:

  • Hậu quả


  1. Trong một mẩu tin quảng cáo của Công ty A đăng tải trên phụ trang quảng cáo của một tờ báo ngày có đoạn như sau: “Sản phẩm nước tương của chúng tôi không sử dụng chất bảo quản, không giống như các sản phẩm cùng loại khác đang bán trên thị trường vì họ sử dụng chất bảo quản”. B là công ty sản xuất nước mắm đã khiếu nại đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia với bằng chứng cho thấy Công ty A có sử dụng chất bảo quản trong sản phẩm nước tương đang bán trên thị trường.




ĐỀ THI LỚP ™

Lớp thi TMK44A hệ đại học chính quy

Thời lượng: 60 phút

Câu 1(5 điểm): Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?

1. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các tổ chức, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam.

Sai. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên thị trường: các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy không có hiệp hội [Khoản 6 Điều 3 LCT 2018 + K1 Đ2].

2, Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị buộc cải chính công khai với tư cách là biện pháp xử phạt bổ sung.

Sai. Buộc cải chính công khai là biện pháp khắc phục hậu quả, chứ không phải hình thức xử phạt bổ sung [Điểm đ Khoản 4 Điều 110 LCT 2018].

3. Doanh nghiệp bị cấm thực hiện tập trung kinh tế nếu vụ việc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Sai [Điều 30, Khoản 6 Điều 44 LCT 2018].

Đ 30: Doanh nghiệp bị cấm thực hiện tập trung kinh tế thì vụ việc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể và hành vi đó phải thực hiện “trên thị trường VN”

K6 Đ 44: 


4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng miễn trừ và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hưởng miễn trừ là thỏa thuận không vị phạm Luật Cạnh tranh.

Sai. Vẫn vi phạm LCT nhưng được hưởng miễn trừ [Khoản 1 Điều 14 LCT 2018].


5. Theo quy định của Luật Cạnh tranh, mọi vụ việc cạnh tranh đều phải có bên khiếu nại và bên bị khiếu nại.

Sai. Đối với vụ việc được điều tra do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện thì không có bên khiếu nại, không có bên bị khiếu nại [Khoản 2 Điều 80 LCT 2018].


Câu 2(5 điểm): Tình huống pháp lý

Công ty sản xuất đồ gia dụng A thực hiện chương trình quảng cáo cho các sản phẩm đồ gia dụng mang nhãn hiệu công ty với khẩu hiệu “Thương hiệu gia dụng hàng đầu đến từ Italia” trên pa-nô, áp- phích quảng cáo, tờ rơi giới thiệu sản phẩm. Trên bao bì của sản phẩm cũng in rõ khẩu hiệu này bên cạnh hình ảnh quốc kỳ của Italia. Tuy nhiên, xem kỹ trên bao bì thì có một dòng chữ nhỏ ghi:

Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam”. Theo anh/ chị hành vi trên có vi phạm Luật Cạnh tranh không? Giải thích?

Giải: Công ty A có khả năng vi phạm Điểm a Khoản 5 Điều 45 LCT 2018.


Chủ thể: Công ty sản xuất đồ gia dụng A là dn chịu sự điều chỉnh của lct theo đ 2

Hành vi: đây là hành vi ct ko lành mạnh bị cấm Đ45.5a

  • chương trình quảng cáo cho các sản phẩm đồ gia dụng mang nhãn hiệu công ty với khẩu hiệu “Thương hiệu gia dụng hàng đầu đến từ Italia” trên pa-nô, áp- phích quảng cáo, tờ rơi giới thiệu sản phẩm. Trên bao bì của sản phẩm cũng in rõ khẩu hiệu này bên cạnh hình ảnh quốc kỳ của Italia. 

  • xem kỹ trên bao bì thì có một dòng chữ nhỏ ghi: “Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam”

  • đây là hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về xuất xứ của hàng hoá là được sản xuất tại Italia

Hậu quả

  • Khách hàng hiểu nhầm về xuất xứ của sản phẩm=> lôi kéo khách hàng của các dn khác mua sản phẩm của công ty A

  • các đối thủ cạnh tranh là dn khác bị mất khách hàng

Xử lý

điểm a k1 đ 20 nđ 75/2019

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.

Có thể áp dụng các Hình thức xử phạt bổ sung theo khoản 3 điều này.


TM44B

Câu 1 (5 điểm): Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018 là khác nhau.

a. Đúng [Điều 1, Điều 2 LCT 2018]


b. Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Đúng. Chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh, không bao gồm hiệp hội [Khoản Điều 2 và Khoản 6 Điều 3 LCT 2018].



e. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan có quyền quyết định cuối cùng đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

e. Sai. Nếu đối với QĐXLVVHCCT thì chủ thể quyết định cuối là HĐGQKNQĐXLVVCT. Nếu đối với QĐXLVVTTKT hoặc CTKLM thì chủ thể cuối là Chủ tịch UBCTQG .


-Chủ tich ubctqg Điều 59. 

6. Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.

7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.


-Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đ61 k1 g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;


Câu 2 ( 5 điểm): Hãy cho biết các hành vi sau đây có vi phạm Luật cạnh tranh hay không? Giải thích ngắn gọn tại sao? Nếu vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử lý như thế nào?

Công ty A là doanh nghiệp sản xuất nước giải khátthị phần 32% trên thị trường liên quan. Công ty B chuyên phân phối thực phẩm và đồ uống. Ngày 27/06/2021 hai công ty này ký kết Hợp đồng phân phối độc quyền với các nội dung như sau:

a, Công ty B cam kết chỉ phân phối mặt bằng nước giải khát của A và không bán bất cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh của công ty A;

b.Công ty B cam kết không bán thấp hơn giá tối thiểu được liệt kê tại Phụ lục của Hợp đồng phân phối độc quyền..

Giải: a. Có khả năng vi phạm Điểm đ Khoản 1 Điều 27 LCT 2018.

b. Có khả năng vi phạm Điểm b Khoản 1 Điều 27 LCT 2018.

*Hình thức xử lý theo Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP.



Chủ thể: Công ty A là doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có thị phần 32% trên thị trường liên quan nên theo Đ2 sẽ do LCT đchỉnh và là dn có vị trí thống lĩnh thị trường do thị phần > 30% trên thị trường liên quan  theo k1 đ 24 lct.

Hành vi: hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

  • Công ty B cam kết chỉ phân phối mặt bằng nước giải khát của A và không bán bất cứ sản phẩm nào của đối thủ cạnh tranh của công ty A; => Đ27.1đ:  Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ở đây là công ty B trong ký kết hợp đồng mua, bán nước giải khát của A.

  • Công ty B cam kết không bán thấp hơn giá tối thiểu được liệt kê tại Phụ lục của Hợp đồng phân phối độc quyền. => Đ27.1b: ấn định giá bán lại tối thiểu có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng, nghĩa là hành vi ấn định giá này  có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại đến khách hàng

  • đối tượng bị tác động chính là DN, cụ thể là ngăn cản DN thgia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ DN khác. Do đó, hành vi này…


Hậu quả:

  • khách hàng, DN khác, thị trường

Xử lý:

k 1 đ 8 nđ 75/2019:

xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả: k2,3 điều này


CHỦ THỂ THỰC HIỆN HÀNH VI:

4 BƯỚC: 

  • CHỦ THỂ THỰC HIỆN HÀNH VI:

  • HÀNH VI ĐÓ THUỘC NHÓM NÀO:

  • HÀNH VI CÓ BẢN CHẤT GÌ, ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG:

  • XỬ LÝ NTN

Ba công ty thu mua cà phê tại tỉnh Đ thống nhất cùng thực hiện trong 2 tuần đầu tháng 12/2017 chỉ thu mua cà phê của nông dân mỗi ngày tối đa 60 tấn (giảm hơn 30% so với năm trước) với giá 30 triệu đồng/tấn cà phê xô, thấp hơn giá thị trường 1 triệu đồng/tấn. 

Hãy phân tích các quy định của pháp luật cạnh tranh có liên quan và xác định ba doanh nghiệp trên có vi phạm Luật Cạnh tranh không, biết rằng thị phần kết hợp của ba doanh nghiệp này trên thị trường liên quan là 62%.


Giải (VY)

Chủ thể: ba doanh nghiệp có thị phần kết hợp là 62% (không phải là nhóm dn nắm giữ vị trí tltt)

Hành vi:


  • đây là thoả thuận hạn chế ct giữa các doanh nghiệp

  • trên cùng thị trường liên quan 

  • vi phạm k1 đ 12 lct

  • không thuộc các trường hợp được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây ra tác động hạn chế ct tại k3 đ 11 nđ 35/2020 do đây là thoả thuận chiều ngang và thị phần kết hợp là 62% > 5%

Hậu quả:

  •  có khả năng gây tác động đến cạnh tranh trên thị trường

Xử lý:

.



  • CHỦ THỂ: BA CÔNG TY THU MUA CÀ PHÊ Ở ĐỒNG NAI ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ DOANH NGHIỆP NÊN theo đ2 SẼ DO LCT ĐIỀU CHỈNH. Ngoài ra, ba doanh nghiệp có thị phần kết hợp là 62% nên không phải là nhóm dn nắm giữ vị trí tltt.


  • HÀNH VI THOẢ THUẬN THU MUA CÀ PHÊ CỦA 3 DN NÀY LÀ HÀNH VI THOẢ THUẬN HẠN CHẾ CT TRÊN CÙNG THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN bị cấm theo khoản 1 Đ 12 LCT. 

TRONG ĐÓ:

Về hành vi:

  • thống nhất cùng thực hiện trong 2 tuần đầu tháng 12/2017 chỉ thu mua cà phê của nông dân mỗi ngày tối đa 60 tấn (giảm hơn 30% so với năm trước) => k3 đ 11: Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng mua cà phê.

  • thoả thuận thu mua với giá 30 triệu đồng/tấn cà phê xô. => k1 đ 11:  Thỏa thuận ấn định giá cà phê một cách trực tiếp.

  • không thuộc các trường hợp được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây ra tác động hạn chế ct tại k3 đ 11 nđ 35/2020 do đây là thoả thuận chiều ngang và thị phần kết hợp là 62% > 5%

Về xác định thị trường lquan:

  • THỊ TRƯỜNG SẢN PHẦM THEO Đ4 NĐ35:  

  • ĐẶC TÍNH HH: CÙNG LÀ CÀ PHÊ XÔ

  • MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG: CHỦ YẾU GIỐNG NHAU LÀ CÓ THỂ DÙNG  ĐỂ UỐNG

  • GIÁ CẢ: CÙNG ĐƯỢC THU MUA VỚI GIÁ 30TR/TẤN 

  • THỊ TRƯỜNG ĐỊA LÝ: TRONG KHU VỰC ĐỒNG NAI NÊN HH CÓ THỂ ĐƯỢC THAY THẾ CHO NHAU VỚI CÁC ĐKIỆN CT TƯƠNG TỰ (Đ7.2 NĐ35)


  • Hậu quả: HÀNH VI CỦA 3DN CÓ BẢN CHẤT CỦA 1 HÀNH VI THOẢ THUẬN HCCT BỊ CẤM VÌ ĐÃ THỐNG NHẤT Ý CHÍ, THOẢ THUẬN VỚI NHAU. QUA ĐÓ, ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG LÀ NHỮNG NÔNG DÂN BỊ THU MUA CÀ PHÊ VÀ RỘNG HƠN LÀ tác động đến  CT TRÊN THỊ TRƯỜNG do ba doanh nghiệp đã thu mua cà phê với giá thấp hơn giá thị trường 1 triệu đồng/tấn.


  • XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI THOẢ THUẬN HCCT CỦA 3 DN TRÊN:

K1 Đ 6 NĐ 75/2019: 

Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp trong 3 dn đối với hai hành vi trên;

Với mức phạt tối đa không quá theo k4đ6 nđ75.




Bài số 9: 

Công ty sữa Cao Nguyên sản xuất sản phẩm sữa tươi Himilk theo công thức mới có khả năng làm giảm cholesterol cho người dùng. Công ty muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này nên đồng ý cho nhiều đối tác phân phối sản phẩm sữa tươi Himilk.

Tuy nhiên, công ty Cao Nguyên đưa ra điều kiện muốn trở thành nhà phân phối sản phẩm Himilk, các công ty đối tác phải mua một số cổ phần nhất định của công ty Cao Nguyên, nhằm đảm bảo bí mật công thức chế biến sữa Himilk không bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình phân phối.

Vậy công ty Cao Nguyên có vi phạm điểm đ khoản 1 điều 27 Luật cạnh tranh 2018 không? Giải thích ?

  • Hành vi: đưa ra điều kiện muốn trở thành nhà phân phối sản phẩm Himilk, các công ty đối tác phải mua một số cổ phần nhất định của công ty Cao Nguyên

Công ty Cao Nguyên không vi phạm điểm đ khoản 1 điều 27 về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định khác. 

  • Chủ thể: công ty Cao Nguyên => Đ2: LCT điều chỉnh

  • TH1: công ty Cao Nguyên không có vị trí thống lĩnh thị trường theo k1 đ 24 => không vi phạm điểm đ k1 đ 27 lct

  • TH2: Có vị trí thống lĩnh thị trường

Vị trí thống lĩnh thị trường đem lại cho doanh nghiệp quyền lực thị trường và khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường. Quyền lực thị trường ở đây chính là lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác: Nguồn nhiên liệu, giá cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng, khả năng tài chính, thói quen tiêu dùng của khách hàng…

  • Ảnh hưởng:  Hành vi của công ty Cao Nguyên đưa ra điều kiện muốn trở thành nhà phân phối sản phẩm Himilk, các công ty đối tác phải mua một số cổ phần nhất định của công ty Cao Nguyên, nhằm đảm bảo bí mật công thức chế biến sữa Himilk không bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình phân phối. Điều này không ảnh hưởng gì thị trường mà chỉ với mục đích nhằm đảm bảo công thức riêng của mình không bị ăn cắp một cách trắng trơn. Chính vì thế công ty Cao Nguyên không vi phạm quy định pháp luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí tltt.  Đối với khách hàng, quyền lựa chọn của khách hàng không bị hạn chế, nhu cầu của khách hàng không bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của công ty Himilk. Doanh nghiệp không bóc lột bằng cách đặt ra những điều kiện giao dịch không công bằng.



V.A là hãng hàng không lớn, có thị phần trên 80% trên đường bay nội địa. Để cạnh tranh, hãng này thường xuyên giảm giá vé trên các đường bay nội địa có P.A khai thác. Đặc biệt, ngày 04/11/2017, P.A khai trương đường bay Hà Nội – Cà Mau, V.A đã giảm giá vé đến 50% cho đường bay này. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không nhận định không thể có lợi nhuận nếu khai thác đường bay với giá vé (đã giảm) của V.A. Có quan điểm cho rằng V.A đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị) về quan điểm vừa nêu. 

  • chủ thể: VA là DN và có thị phần trên 80% trên đường bay nội địa nên có vị trí thống lĩnh thị trường => Đ2, LCT điều chỉnh


  • Hành vi: có khả năng lạm dụng VTTLTT Đ27.1a

  • thường xuyên giảm giá vé trên các đường bay nội địa có P.A khai thác

  •  P.A khai trương đường bay Hà Nội – Cà Mau, V.A đã giảm giá vé đến 50% cho đường bay này

=> Nếu trong trường hợp cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh ở đây là P.A và các hãng bay khác => giá thành toàn bộ đó sẽ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kết luận.
Theo quy định tại Khoản 12, Điều 4, Luật Giá năm 2012:

Giá thành toàn bộ của hàng hoá, dịch vụ là giá thành tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:

a) Giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ; giá mua hàng hoá, dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại;

b) Chi phí lưu thông để đưa hàng hoá, dịch vụ đến người tiêu dùng.

=>lúc này sẽ vi phạm a k1 đ 27

Xác định thị trường liên quan

  • Hậu quả: dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác (P.A và các hãng khác) tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp P.A

  • Hình thức xử lý: vì VA có khả năng lạm dụng VTTLTT Đ27.1a nên có thể bị xử lý như sau:


k1 Đ8 NĐ75/2019 Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của VA.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:



Làm bt: chủ thể - hành vi - hậu quả - hình thức xử lý (nhớ kết luận)


  • nếu là VT TLTT, thì xác định thêm thị trường lquan, thị phần

=> ngăn cản DN khác thgia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ DN khác

  • thoả thuận HCCT thì xác định thêm thị trường liên quan

=> tác động đến thị trường, làm giảm/thđổi/xoábỏ/ngăn cản cạnh tranh trên thị trường

=> xâm phạm đến môi trường cạnh tranh, nền kinh tế, chủ thể bị thiệt hại không xác định được cụ thể,

  • CT ko lành mạnh

=> hướng đến mục đích đạt lợi nhuận của DN thực hiện hành vi CT ko lành mạnh đó

=> gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích DN khác


**thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang là thoả thuận giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan (là đối thủ cạnh tranh của nhau),


**thoả thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc là thoả thuận giữa hai hoặc nhiều doanh

nghiệp hoạt động ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi sản xuất, phân phối cùng một loại hàng hoá, dịch vụ.




Nhận xét

Mình viết về...

Hướng dẫn các nhịp và một số beat cơ bản của Pen Tapping

1-Các nhịp cơ bản:  Đầu tiên các bạn cần có bút còn về loại thì các bạn quen loại nào thì nên sử dụng loại ấy. Mình thì mình sử dụng bút jollee.  Do xem một số video về các nhịp của các anh chị rồi nên mình nghĩ thì đa số các nhịp 1,2,3 của mọi người sẽ giống nhau còn từ 4 trở đi thì mỗi người thường có một kiểu riêng. Còn mình thì mình học các nhịp của chị Suki Nguyễn  nên mình sẽ viết lại các nhịp đó.  -Nhịp 1: Gõ cổ tay phải.  -Nhịp 2: Gõ đầu bút. (phải)  -Nhịp 3: Gõ thân bút. (Nên gõ hết cả thân bút xuống mặt bàn)  -Nhịp 4: Gõ đầu bút bằng tay trái.   -Nhịp 5: Nhịp quẹt bút. (phải)  -Nhịp 6: Gõ vào cốc.   -Nhịp 7: Gõ cổ tay trái.  -Nhịp 8: Gõ thân bút bằng tay trái.  -Nhịp 9: Gõ đuôi bút bằng tay phải.  -Nhịp 0: Nhịp đuôi bút bằng tay trái. 2-Một số beat cơ bản:  Theo mình biết thì có beat một tay và beat hai tay. Mình nghĩ là các bạn nên tập beat một tay trước nên mình chỉ giới thiệu beat một tay thôi.  -Be

Trả lời câu hỏi cuối chương 3, 6, 7 | Chủ nghĩa xã hội khoa học

  Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế? Những điều kiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ? 1 ) Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế v   Chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lý luận về các hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng và được VILênin bổ sung, phát triển, cụ thể hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết. Cho đến nay lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên những giá trị có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận. Trước h

Câu hỏi ôn tập cuối chương | Quản trị học

  Chương I: Tổng quan về quản trị 1.       Có người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý với điều này không? Giải thích lý do. Đầu tiên, em khẳng định quan điểm của bản thân là: Giám đốc không nhất thiết phải là người giỏi nhất về cơ khí trong nhà máy. Xét về khía cạnh kinh tế học, kỹ sư và giám đốc là 2 chức vụ khác nhau có chuyên môn khác nhau: ·         Kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuỗi sản xuất của xí nghiệp; là 1 kỹ sư giỏi, cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm sao nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới. ·         Giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty,  Ngoài ra, chúng ta phải xét đến trường hợp: Giám đốc một nhà máy cơ khí mà giỏi về cơ khí hơn kỹ sư thì quá hoàn hảo. Bởi như thế Giám

Ôn tập nhận định và bài tập môn Luật WTO

  CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO  CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI   1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.  Nhận định SAI.  Các quốc gia thành viên  được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.  CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT.   2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết.  Nhận định SAI.  Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.   3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.  Nhận định SAI.  Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp

Trắc nghiệm Quản trị học có đáp án

  1.    Vai trò của mục tiêu trong quản trị quyết định? A. Lượng hóa các mục đích hướng đến của nhà quản trị B. Là điểm xuất phát và là cơ sở của mọi tác động trong quản trị           C. Thước đo hoạt động của nhà quản trị     D. Tất cả đều đúng 2. Công nghệ mới 4.0 là yếu tố thuộc môi trường? A. Môi trường vĩ mô B. Môi trường đặc thù C. Môi trường vi mô D. Môi trường bên trong 3. Lý thuyết chú trọng đến yếu tố con người trong quản trị là? A. Lý thuyết định lượng         B. Lý thuyết tâm lý xã hội   C. Lý thuyết quản trị cổ điển            D. Lý thuyết kiểm tra 4. Cơ cấu tổ chức liên quan đến A. Mục tiêu của tổ chức B. Bản chất sở hữu C. Số lượng nhân viên hiện có D. Tất cả dều đúng 5. Kiểm soát chất lượng quản trị tổng thể cần tiến hành hình thức kiểm tra? A. Kiểm tra hiện hành                        B. Kiểm tra lường trước         C. Kiểm tra phản hồi             D. Tất cả đều sai 6. Nhà quản trị có trách nhiệm thay mặt cho mọi thành

Bài tập môn Pháp luật thương mại ASEAN

  BT1: Công ty xe đạp Việt Nam dự định nhập 1000 xe đạp Modulo chính hãng Honda nguyên chiếc từ Thái Lan, với đơn giá mỗi chiếc là 9.400.000 đồng. Qua trao đổi với nhà sản xuất Thái Lan, giám đốc công ty xe đạp Việt Nam được biết lốp xe được là từ 100% cao su Thái Lan (4012.20.00, trị giá 1.000.000 đồng), xích xe đạp mua từ nhà sản xuất bằng nguyên liệu địa phương (7315.11.10, trị giá 500.000), khung xe do Honda Nhật cung cấp (8714.10.30, trị giá 3.000.000 đồng), yên xe (8714.10.10), trị giá 200.000), thiết bị chuyển động cũng do Honda Nhật cung cấp (8714.10.40, trị giá 2.000.000 đồng) và phanh do Honda Thái Lan sản xuất (8714.10.60, trị giá 300.000) cùng với một số phụ liệu khác mà nhà sản xuất Thái Lan tận dụng các mặt hàng nội địa. Dựa trên những thông tin đã biết, anh/ chị hãy xác định hàng hóa xe đạp Modulo nhập từ Thái Lan có được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam hay không? (bằng cả hai phương pháp RVC và CTC) Trả lời: Xe đạp Modulo là hàng hóa

Trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế có đáp án

  CÂU 1 . UCP 600 được áp dụng đương nhiên đối với:  a/ L/C mở bằng thư  b/ L/C mở bằng telex  c/ L/C mở bằng Swift  d/ Tất cả các phương án trên đều không đúng.  D. Điều 1 UCP 600: L/C ghi áp dụng UCP thì UCP được áp dụng CÂU 2: Phiên bản UCP nào sau đây còn hiệu lực áp dụng:  a/ UCP 600 ICC 2007  b/ UCP 500 ICC 1993  c/ UCP 400 ICC 1983  d/ Tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực.   D. UCP là tập quán quốc tế, bản sau không phủ định giá trị của bản trước CÂU 3: Nêu định nghĩa "tín dụng chứng từ" trong UCP 600. Tên gọi nào sau đây là đúng đối với  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:  a/ Tín dụng /chứng từ  b/ Thư tín dụng  c/ Tín dụng thư  d / Tất cả đều đúng  CÂU 4. Ta có dữ liệu trong một bức L/C như sau: Date of Issue: 130101; Date of Expiry: 130315.  Latest day of Shipment: 121225. Công ty X giao hàng ngày 25/12/2012. Vậy ngày trễ nhất để xuất  trình chứng từ là ngày nào?  a. 16/01/2013  b. 15/01/2013  c. 15/02/2013  d. 15/03/2013  CÂU 5. Ta có dữ liệu sau: Ng

Thảo luận môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ

 TM: thương mại LTM: Luật Thương mại năm 2005 Đ: Điều NĐ: nghị định HĐ: hợp đồng bt: bồi thường btth: bồi thường thiệt hại CHƯƠNG I Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ hộ kinh doanh là thương nhân?  5. Trong những trường hợp nào LTM 2005 không được mặc nhiên áp dụng mà chỉ được áp dụng khi có thoả thuận trong hợp đồng? 1. Theo Khoản 3 điều 1 Luật TM: Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này 2. Đối với những hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam (khi đó, Luật Thương mại không được đương nhiên áp dụng), nhưng nếu các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc chọn áp dụng luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại Việt Nam (khoản 2 Đ 1 LTM) 3. khoản 2 Đ 5: Các bên trong gia