Chuyển đến nội dung chính

Nhận định môn Pháp luật Thương mại ASEAN

 

  1. Bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ ở khu vực Châu Á đều có thể trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Sai k2 Đ 6 Hiến chương ASEAN


2. Việc ra quyết định tại Cao cấp ASEAN bắt buộc phải thông qua theo cơ chế đồng thuận.

sai. k2 Đ20 HC ASEAN

Việc ra quyết định dựa trên cơ chế tham vấn và đồng thuận là một nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Tuy nhiên Khi ko có đồng thuận thì Cấp cao ASEAN chủ động xem xét, bàn bạc và đưa ra kết luận cụ thể luôn. Thực tế thì việc chủ động đó cũng khá hiếm


3. Trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), thành viên mới gia nhập vào khu vực sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN) một cách ngay lập tức và không điều kiện.


=> MFN TRONG ATIGA LÀ CÓ ĐIỀU KIỆN, CÒN TRONG GATT LÀ NGAY LẬP TỨC VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN

•Điều kiện trong ATIGA:

“Các sản phẩm mà thuế quan của Quốc gia Thành viên xuất khẩu đã đạt hoặc ở mức 20% hoặc thấp hơn, ..., sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của Quốc gia Thành viên nhập khẩu như được quy định phù hợp với các quy định của Điều 19 (Loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan)” => ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG MFN: THUẾ QUAN CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU đã đạt hoặc ở mức 20% hoặc thấp hơn k1 Đ22 ATIGA


Gaiỉ thích chỗ AEC sao m

aec sử dụng các hiệp định này thôi

m giải thích y vậy


4. Hàng hóa không đạt tiêu chí hàm lượng nội địa RVC40% thì sẽ không thể nhận được ưu đãi theo ATIGA.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: ​​ Đ26b + Đ28.1 + Đ28.2 ATIGA

**=> ATIGA quy định, hàng hoá có xuất xứ ko thuần tuý tại ASEAN nhưng vẫn được xem là có xuất xứ ASEAN nếu điều kiện hàng hoá đó phù hợp với Đ28, gồm Hàm lượng giá trị khu vực RVC, chuyển đổi mã số HH CTC và Tiêu chí sản phẩm cụ thể.

Ví dụ, HH được xem là có xxứ ASEAN nếu HH có Hàm lượng giá trị khu vực RVC không dưới 40% hoặc nếu tất cả nguyên vật liệu ko có xxứ sử dụng để sx ra HH đó đã trải qua chuyển đổi mã số CTC ở cấp bốn số của Hệ thống hài hoá.

Như vậy, ATIGA quy định việc xác định xuất xứ HH ko thuần tuý tại ASEAN chỉ có thể căn cứ vào quy tắc RVC là hong đúng.


***Sai. Đ28.1 + Đ26b

Về nguyên tắc của việc được hưởng ưu đãi thương mại theo ATIGA có thể căn cứ vào quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực RVC hoặc quy tắc Chuyển đổi mã số HH CTC hoặc Tiêu chí sản phẩm cụ thể. Ví như, thương nhân chọn phương pháp RVC nhưng ko đạt thì phương pháp CTC vẫn có khả năng đạt nếu đáp ứng điều kiện CTC.

 Do đó, nếu không đáp ứng được quy tắc RVC thì có thể xem xét đến 02 quy tắc còn lại, nếu thoả điều kiện của 02 quy tắc này thì HH vẫn có thể được hưởng ưu đãi ATIGA.


5. Khi áp dụng phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp 4 số (CTC), nếu nguyên vật liệu ngoài ASEAN không chuyển đổi mã số so với sản phẩm thành phẩm thì hàng hóa đó sẽ không được hưởng ưu đãi theo ATIGA.

Sai. K1 Đ33 ATIGA

Nếu nguyên vật liệu ngoài ASEAN đó có giá trị dưới 10% gtrị FOB của HH thì HH vẫn được xem là có xuất xứ ASEAN và được hưởng ưu đãi ATIGA dù cho nguyên liệu đó ko đáp ứng được điều kiện để hưởng ưu đãi.


7. Trong mọi trường hợp, các biện pháp phi thuế quan (NTMs) phải được xóa bỏ trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do AFTA (và Cộng đồng kinh tế AEC).

SAI. Đ40.1 ATIGA



8. Nguyên tắc MFN trong AFTA yêu cầu quốc gia thành viên ASEAN phải dành cho các thành viên còn lại ưu đãi cao hơn so với các lãnh thổ hải quan bên ngoài ASEAN.

Sai Đ5 ATIGA “không kém thuận lợi hơn”







1. Mức thuế suất cơ sở để bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế quan theo chương trình ATIGA là mức thuế suất MFN hiện hành.


SAI. CSPL: Điểm j khoản 2 Điều 19 ATIGA

=> Trừ khi được quy định khác đi trong HĐ ATIGA, các QG Thành viên sẽ xoá bỏ thuế quan đối với tất cả các sản phẩm trong quan hệ thương mại giữa các Thành viên với nhau. Theo đó, mức thuế suất cơ sở để thực cắt giảm thuế quan theo ATIGA sẽ là mức Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) vào thời điểm có hiệu lực của ATIGA.

Như vậy, mức thuế suất cơ sở để bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế quan theo chương trình ATIGA không phải là mức thuế suất MFN hiện hành.


2. Theo Chương trình CEPT, mặt hàng trong danh mục Loại trừ hoàn toàn GEL của 1 quốc gia thành viên ASEAN là mặt hàng cấm nhập khẩu vào quốc gia đó.


NHÓM GEL: LÀ danh mục loại trừ hoàn toàn, bao gồm những mặt hàng không có nghĩa vụ phải giảm thuế quan. 

**Không nên nhầm lẫn giữa Danh mục Loại trừ Hoàn toàn với Danh mục các mặt hàng Chính phủ cấm nhập khẩu. Một số mặt hàng nằm trong GEL vẫn được nhập khẩu bình thường, chỉ có điều là không được hưởng thuế suất ưu đãi như các mặt hàng trong Danh mục Giảm thuế. 

Danh mục nhóm GEL được quy định Điều 9 CEPT

VD:  Danh mục GEL của VIỆT NAM:

- Thuốc lá, rượu bia thành phẩm

- Các loại xăng dầu (trừ dầu thô)

- Các loại thuốc nổ, các loại pháo

- Các loại thiết bị điện thoại, vô tuyến, máy thu sóng dùng cho điện thoại

- Các loại vũ khí, khí tài quân sự

Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, đồ chơi cho trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội.

+ Từ năm 2005, chuyện GEL => cắt giảm CEPT: các thiết bị truyền phát (rađa, điện thoại di động...), đồ uống có cồn (rượu, bia), ô tô, xe máy

Danh mục GEL hiện nay gồm 416 dòng thuế, một số bị xem không phù hợp: thuốc lá. thuốc lá điếu và nguyên liệu), xăng dầu




1) Nguyên tắc MFN trong AFTA chỉ áp dụng đối với các biện pháp thuế quan.

Trả lời: Sai Đ40.1 HĐ ATIGA. 

Quy định không minh thị. Suy ra được từ Đ.40.1 “Từng Quốc gia Thành viên không được thông qua hoặc duy trì bất kỳ biện pháp phi thuế quan trừ trường hợp các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ trong WTO...”,

Như vậy, đối với thương mại hàng hóa, quy chế MFN trong AFTA cũng được áp dụng đối với tất cả các biện pháp thuế quan và phi thuế quan.

 

2) Để đảm bảo thực hiện Chương trình CEPT, các quốc gia thành viên phải tiến hành cắt giảm thuế suất của các hàng hóa trong danh sách đăng ký ngay lập tức xuống còn 0-5% ngay khi tham gia vào AFTA.

SAI. Điều 4,5 CEPT

Mục tiêu chung của việc Cắt giảm dần thuế quan trong thương mại hàng hóa giữa các thành viên ASEAN theo chương trình CEPT là giảm xuống đến mức 0-5% với thời hạn cắt giảm trong vòng 10 năm. Do đó, các quốc gia thành viên không phải tiến hành cắt giảm thuế suất của các hàng hóa trong danh sách đăng ký ngay lập tức xuống còn 0-5% ngay khi tham gia vào AFTA mà việc cắt giảm có thể được thực hiện trong vòng 10 năm.


https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Hiep-dinh-Chuong-trinh-thue-quan-uu-dai-co-hieu-luc-chung-CEPT-127764.aspx


3) Thuế suất PTA được tính căn cứ vào mức thuế suất MFN mà 6 nước thành viên ban đầu của AFTA áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ ngoại khối.


Sai. Thuế suất PTA căn cứ vào thuế suất MFN mà 6 nước thành viên ban đầu áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ ngoại khối. (nhân với tỉ lệ ưu đãi). Tuy nhiên thuế suất PTA Không áp dụng đối với mọi loại hàng hóa, mà chỉ áp dụng cho 1 số ít hàng hóa cơ bản như gạo, dầu thô, các sản phẩm của các dự án công nghiệp...


**BONUS: Việt Nam có được hưởng ưu đãi PTA???

➔ KHÔNG. Nghị định thư về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CEPT: “các thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA) không áp dụng đối với Việt Nam”)


•PTA LÀ GÌ? -> Chương trình hợp tác thương mại giữa 6 thành viên đầu tiên ASEAN trước khi có CEPT: Hàng hóa xuất xứ từ nước B khi nhập khẩu vào nước A sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi hơn trên thuế suất MFN, tính theo tỉ lệ ưu đãi phần trăm.



4) ATIGA quy định việc xác định xuất xứ hàng hóa không thuần túy tại ASEAN sẽ phải căn cứ vào quy tắc hàm lượng khu vực (RVC) 40%.

Nhận định SAI.

Cơ sở pháp lý: ​​ Đ26b + Đ28.1 + Đ28.2 ATIGA

=> ATIGA quy định, hàng hoá có xuất xứ ko thuần tuý tại ASEAN nhưng vẫn được xem là có xuất xứ ASEAN nếu điều kiện hàng hoá đó phù hợp với Đ28, gồm Hàm lượng giá trị khu vực RVC, chuyển đổi mã số HH CTC và Tiêu chí sản phẩm cụ thể.

Ví dụ, HH được xem là có xxứ ASEAN nếu HH có Hàm lượng giá trị khu vực RVC không dưới 40% hoặc nếu tất cả nguyên vật liệu ko có xxứ sử dụng để sx ra HH đó đã trải qua chuyển đổi mã số CTC ở cấp bốn số của Hệ thống hài hoá.

Như vậy, ATIGA quy định việc xác định xuất xứ HH ko thuần tuý tại ASEAN chỉ có thể căn cứ vào quy tắc RVC là hong đúng.


  1. Nếu không đáp ứng được hàm lượng giá trị khu vực ASEAN, hàng hóa được sản xuất bởi các doanh nghiệp của quốc gia thành viên không thể được hưởng ưu đãi thương mại theo ATIGA.

Sai. Đ28.1 + Đ26b

Về nguyên tắc của việc được hưởng ưu đãi thương mại theo ATIGA có thể căn cứ vào quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực RVC hoặc quy tắc Chuyển đổi mã số HH CTC hoặc Tiêu chí sản phẩm cụ thể. Do đó, nếu không đáp ứng được quy tắc RVC thì có thể xem xét đến 02 quy tắc còn lại, nếu thoả điều kiện của 02 quy tắc này thì HH vẫn có thể được hưởng ưu đãi ATIGA.


  1. Trong mọi trường hợp hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của quốc gia thành viên xuất khẩu tới quốc gia thành viên nhập khẩu.


Sai. CSPL: Đ32.1. ATIGA

HH chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu thỏa ĐỒNG THỜI 03 Điều kiện được hưởng ưu đãi ATIGA: 

  • Đáp ứng xuất xứ ASEAN

  • Được VẬN CHUYỂN TRỰC TIẾP (Điều 32 Hiệp định ATIGA)

  • Quốc gia XK phải đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi (<=20%) - ĐIỀU 22

Do đó, nếu trong trường hợp HH được vận chuyển trực tiếp nhưng ko đáp ứng được đầy đủ các điều kiện khác của Chương 3 Hiệp định thì vẫn không được hưởng ưu đãi thuế quan.

4/ Trong Biểu cam kết dịch vụ của mình, mỗi thành viên ASEAN đưa ra các cam kết chung và cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia cho từng phân ngành dịch vụ theo mã CPC thuộc tất cả 4 phương thức dịch vụ cung ứng qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và có di chuyển thể nhân.

Sai

Các Thành viên ASEAN tuy có đưa ra các cam kết chung và cam kết cụ thể về tiếp cận thị trường và đối xử QG cho từng phân ngành dvụ theo mã CPC cho tất cả 04 phương thức dịch vụ gồm Cung ứng qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân. 

Tuy nhiên, trong Biểu cam kết dịch vụ, Thành viên ASEAN chỉ cam kết đối với 3 phương thức 1,2,3. Còn riêng phương thức 4 Hiện diện thể nhân được cam kết trong một Hiệp định riêng là Hiệp định về Di chuyển thể nhân 2012 (MNP 2012) nhằm cụ thể hoá các vấn đề về thể nhân

Như vậy, tuy Thành viên ASEAN có cam kết đầy đủ cho 04 phương thức nhưng chỉ có 3 phương thức được quy định trong Biểu cam kết, còn 1 phương thức còn lại thì được quy định riêng trong HĐ MNP 2012. 


2/ AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những liên kết hiện có của ASEAN có bổ sung những nội dung mới về tự do di chuyển ngoại tệ và lao động.

Đúng

Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ thực hiện để xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất như: Dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; tăng cường phát triển thị trường vốn ASEAN và tự do lưu chuyển hơn của dòng vốn, thuận lợi hóa di chuyển thể nhân,...đều đã và đang được triển khai cụ thể thông qua các thỏa thuận và hiệp định quan trọng như AFTA, ATIGA, AFAS,...

Một trong những thành tựu trong xây dựng AEC là ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và vào 2015 với 4 nước thành viên mới, hình thành nên một thị trường mở không còn các rào cản thuế quan đối với hàng hóa. Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên  nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN, có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn.

3/ Theo quy định của pháp luật Việt nam, các máy liên hợp gồm hai hay nhiều máy lớn ghép với nhau thành một thiết bị đồng bộ thì khi nhập khẩu sẽ phân loại theo từng máy móc thiết bị.

Sai. CSPL: chú giải số 3 của Phần XVI về MÁY VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CƠ KHÍ; THIẾT BỊ ĐIỆN; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG; THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO ÂM THANH, THIẾT BỊ GHI VÀ TÁI TẠO HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRUYỀN HÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN VÀ PHỤ KIỆN CỦA CÁC THIẾT BỊ TRÊN.

Trừ khi có yêu cầu cụ thể khác, các loại máy liên hợp gồm hai hoặc nhiều máy lắp ghép với nhau thành một thiết bị đồng bộ và các loại máy khác được thiết kế để thực hiện hai hay nhiều chức năng khác nhau hay bổ trợ lẫn nhau được phân loại theo bộ phận chính hoặc máy thực hiện chức năng chính.


1.      Các quốc gia ở vùng lãnh thổ địa lý Đông Nam Á chỉ cần thông báo và thông qua một thời gian trở thành quan sát viên thì đương nhiên trở thành thành viên ASEAN 

  • Nhận định SAI .

  • Cơ sở pháp lý: Điều 6 Hiến chương của các Hiệp hội Đông Nam Á 2007 (Hiến chương ASEAN).

Theo Điều 6 Hiến chương ASEAN quy định về việc kết nạp các thành viên mới thoả mãn 04 tiêu chí sau:

(a) Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á;

(b) Được tất cả các Quốc gia thành viên ASEAN công nhận;

(c) Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương; và

(d) Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ Thành viên.

Một quốc gia trở thành Thành viên ASEAN cần đảm bảo 04 tiêu chí trên do ASEAN đề ra. Không phải quốc gia ở vùng lãnh thổ địa lý Đông Nam Á khi thông báo và thông qua một thời gian trở thành quan sát viên thì đương nhiên trở thành thành viên ASEAN. Quyết định cuối cùng về việc kết nạp phải do Hội nghị cấp cao thông qua bằng quy tắc đồng thuận

  • Ví dụ như Đông Timor được trao quy chế quan sát viên ASEAN từ năm 2015 nhưng vẫn chưa là thành viên chính thức của ASEAN vì Đông Timor vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện và nghĩa vụ của tổ chức, đó là khả năng đáp ứng các điều kiện tham gia ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. 

      Như vậy, để quốc gia trở thành thành viên ASEAN phải đáp ứng được đủ 04 tiêu chí được quy định tại Điều 6 Hiến chương ASEAN.

2.      Nếu các quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp liên quan đến thương mại quốc tế thì các quốc gia này buộc phải giải quyết theo cơ chế DSB của WTO trong trường hợp các thành viên ASEAN này đồng thời là thành viên WTO. 

Nhận định SAI.

  • Cơ sở pháp lý: Điều 22; Điều 24; Điều 25; Điều 26 (Chương VIII) Hiến chương ASEAN.

=> ASEAN có 1 cơ chế GQTC riêng của mình và được quy định trong Hiến chương ASEAN. Khi các quốc gia Thành viên ASEAN có tranh chấp liên quan đến thương mại quốc tế thì Thành viên có thể lựa chọn GQTC bằng cơ chế của ASEAN hoặc bằng cơ chế DSB của WTO.

Theo khoản 2 Điều 22 Hiến chương ASEAN quy định như sau: ASEAN sẽ duy trì và thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.” Có thể thấy, ASEAN đang nỗ lực để thiết lập và duy trì các cơ chế giải quyết tranh chấp cho tất cả các lĩnh vực trong đó có bao gồm cả thương mại quốc tế. Do đó, các quốc gia thành viên ASEAN không bắt buộc phải giải quyết theo cơ chế DSB dù trong trường hợp các thành viên này đồng thời là thành viên WTO.

Hiến chương ASEAN giải thích cụ thể các cơ chế giải quyết tranh chấp, theo đó cơ chế này được quy định rõ thông qua các văn kiện cụ thể. Đối với trường hợp các tranh chấp chưa được giải quyết sẽ được trình lên Cấp cao ASEAN để quyết định sau khi đã áp dụng những điều khoản quy định tại Điều 24, 25 theo đúng tinh thần của Điều 26 Hiến chương ASEAN. ASEAN đưa ra yêu cầu thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp, bao gồm cả hình thức trọng tài để giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiến chương này hoặc các văn kiện khác của ASEAN. 

Như vậy, nếu các quốc gia thành viên ASEAN có tranh chấp liên quan đến thương mại quốc tế thì có thể áp dụng cơ chế ASEAN để giải quyết mà không buộc phải giải quyết theo cơ chế DSB của WTO trong trường hợp các thành viên này đồng thời là thành viên WTO. 

3.      Pháp luật ASEAN không có quy định về biện pháp phi thuế quan đối với hàng hóa giao dịch trong phạm vi khu vực.

  • Nhận định SAI.

  • Cơ sở pháp lý: Điều 40 và Điều 42 Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (Hiệp định ATIGA).

Pháp luật ASEAN có quy định và đã phân loại các biện pháp phi thuế quan thành: (i) Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT); (ii) Các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS); (iii) các biện pháp an ninh và môi trường; (iv) các quy trình thủ tục cấp phép nhập khẩu và/hoặc các biện pháp hành chính. 

quy định về việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan, dỡ bỏ chung các hạn chế số lượng, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan và các vấn đề khác có liên quan

  • Các hạn chế số lượng

  • Các hàng rào phi thuế quan khác trong cơ sở dữ liệu Thương mại ASEAN

  • Các hạn chế ngoại hối

  • Thủ tục cấp phép nhập khẩu có các tiêu chí không công bằng và hợp lý cho quốc gia xuất khẩu. VD: thủ tục rườm rà, nhiều yêu cầu bất hợp lý.

Ngoài ra, nhằm hướng tới sự ổn định và phát triển khu vực thương mại tự do chung của ASEAN, AFTA đã có quy định về việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan, cụ thể tại Điều 40 ATIGA các quốc gia trong khu vực không được áp dụng các biện pháp phi thuế quan, trừ trường hợp ngoại lệ các biện pháp này phù hợp với quyền và nghĩa vụ trong WTO hoặc phù hợp với Hiệp định ATIGA. Hay theo Điều 42 có quy định về việc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan khác. 

Như vậy, pháp luật ASEAN có quy định về biện pháp phi thuế quan đối với hàng hoá giao dịch trong phạm vi khu vực, còn việc được áp dụng hay không được áp dụng tuỳ thuộc vào việc có phù hợp với quyền và nghĩa vụ trong WTO hoặc phù hợp với Hiệp định ATIGA hay không.

4.      Các quốc gia phải lựa chọn một phương pháp tính hàm lượng nội địa khu vực RVC ASEAN 40% cố định. 

  • Nhận định SAI.

  • Cơ sở pháp lý: ​​ Điều 29 Hiệp định ATIGA.

=> Hiệp định ATIGA có quy định về 2 phương pháp tính RVC là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp tại Điều 29. Các Quốc gia Thành viên phải chọn duy trì một phương pháp tính RVC. Tuy nhiên, các quốc gia có thể linh hoạt trong việc chuyển đổi phương pháp tính trực tiếp hoặc gián tiếp với điều kiện là phải được thông báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là sáu (6) tháng trước khi áp dụng phương pháp mới. Tức các quốc gia phải chọn một phương pháp và áp dụng đồng loạt và ổn định cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN, song có quyền sửa đổi chứ không phải sử dụng cố định phương pháp đã chọn ban đầu.


Hiệp định ATIGA có quy định về 2 phương pháp tính RVC là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp tại Điều 29. Và tại khoản 3 Điều 29 này cũng quy định rằng: “Các Quốc gia Thành viên phải quyết định và duy trì một phương pháp tính RVC. Các Quốc gia Thành viên được linh hoạt trong việc chuyển đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thông báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là sáu (6) tháng trước khi áp dụng phương pháp mới”. Theo đó, các quốc gia có thể linh hoạt trong việc chuyển đổi phương pháp tính trực tiếp hoặc gián tiếp Giá trị hàm lượng nội địa khu vực RVC chứ không cần phải duy trì một phương pháp RVC cố định.

Ngoài ra, ngưỡng RVC cũng không nhất thiết phải cố định ở mức 40% mà tuỳ vào sự cam kết của các quốc gia. Ví dụ, RVC trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) là 35%, trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) theo quy tắc chung RVC thường là 40%. Bên cạnh đó, trong một số mặt hàng thì lượng RVC cũng có thể khác nhau, như trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), mặt hàng dụng cụ cắt tóc (HS 8510.30) có yêu cầu RVC 40% hoặc CTSH (Change in Tariff Heading – Chuyển đổi Nhóm) + RVC 35%.

Như vậy, không phải quốc gia nào cũng phải lựa chọn một phương pháp tính hàm lượng nội địa khu vực RVC ASEAN 40% cố định mà sẽ được thay đổi với điều kiện thay đổi đó phải được thông báo cho Hội đồng AFTA hoặc tuỳ thuộc vào các mặt hàng khác nhau hoặc các Hiệp định tự do hoá thương mại do các Quốc gia đã thống nhất cam kết với nhau.

5.      Các quốc gia ASEAN chỉ cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ đối với các phương thức cung ứng (1), (2) và (3). 

  • Nhận định SAI.

  • Cơ sở pháp lý: Hiệp định MNP 2012.

Ban đầu, Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (AFAS) đã đặt ra các yêu cầu về tự do hoá đối với cả 04 phương thức cung cấp dịch vụ là: (1) Cung ứng dịch vụ qua biên giới; (2) tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài; (3) hiện diện thương mại; (4) hiện diện thể nhân. 

Vấn đề dịch chuyển thể nhân được tách ra đàm phán riêng và điều chỉnh tại Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) cũng như các biểu cam kết cụ thể của các nước trong khuôn khổ hiệp định này, mà không thuộc gói cam kết đính kèm trong khuôn khổ Hiệp định AFAS.

Tuy nhiên, thị trường ngày càng mở cửa, tự do di chuyển thể nhân càng có vai trò quan trọng và góp phần tích cực trong việc thúc đẩy dòng chảy của vốn, hàng hoá, dịch vụ, lao động có chuyên môn trong khu vực, phương thức (4) hiện diện thể nhân được tách ra để đàm phán trong một Hiệp định riêng là Hiệp định MNP năm 2012. Hiệp định MNP là một trong những Hiệp định thương mại được ký kết trong khuôn khổ ASEAN, hướng tới mục tiêu thực hiện AEC được thiết lập nhằm minh bạch hóa các quy trình, bổ sung quyền và nghĩa vụ liên quan đến di chuyển thể nhân giữa các nước thành viên.

Như vậy, các quốc gia ASEAN cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ với cả 04 phương thức cung ứng dịch vụ. Phương thức (1), (2), (3) được cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ tại Hiệp định AFAS còn phương thức (4) được cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ tại Hiệp định MNP 2012.


  1. Nguyên tắc hoạt động của các quốc gia ASEAN hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

Nhận định sai.

=> ASEAN CÓ NGUYÊN TẮC RIÊNG BIỆT NỮA

 Nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus Cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế, được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển. Nên các nguyên tắc này thường có giá trị chung nhất, phổ quát nhất cho các chủ thể tham gia, cụ thể gồm 7 nguyên tắc cơ bản: 

1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực 

3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế 

4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khách.

5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác 

6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết 

7. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) 

Còn đối với các nguyên tắc hoạt động của các quốc gia Asean được ghi nhận cụ thể trong Điều 2 Hiến chương ASEAN trong đó ghi nhận dựa trên các giá trị cốt lõi của nguyên tắc trong luật Quốc tế nhưng không hoàn toàn dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế này, mà thêm vào đó ASEAN ghi nhận thêm hàng loạt các nguyên tắc mang tính cụ thể hơn hướng đến mục tiêu chung của ASEAN là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng. Ví dụ như: tại các hai điểm m và n của Điều 2 Hiến chương Asean ghi nhận như sau:

“(m) Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và 

(n) Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy.”

  1. Cộng đồng ASEAN được xây dựng chỉ dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á

Nhận định sai vì trong Tuyên bố Băng Cốc (Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - 8/8/1967) – được coi là Tuyên bố khai sinh ra ASEAN đã nêu rõ tôn chỉ và mục đích của Hiệp hội là: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;” Vậy nên, Cộng đồng ASEAN được xây dựng không chỉ dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế mà còn là vì sự tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực của các Quốc gia Đông Nam Á nữa.  

Sửa bài: quy định thêm cộng đồng an ninh chính trị, cộng đồng văn hoá xã hội

  1. Pháp luật ASEAN không có quy định về biện pháp phòng vệ thương mại hoạt động giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia thành viên.

Nhận định sai. Các biện pháp phòng vệ thương mại hoạt động giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia thành viên được quy định tại Chương 9 Hiệp định ATIGA. Cụ thể là tại Điều 86 quy định về các biện pháp tự vệ và tại Điều 87 quy định về chống phá giá và thuế đối kháng. Do đó, pháp luật ASEAN có quy định về biện pháp phòng vệ thương mại hoạt động giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia thành viên.

  1. Các quốc gia phải lựa chọn một phương pháp tính hàm lượng nội địa khu vực RVC ASEAN 40% cố định.

Nhận định sai theo khoản 3 Điều 29 ATIGA thì các quốc gia thành viên, mặc dù phải duy trì một phương pháp tính RVC, được linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa phương pháp tính gián tiếp và trực tiếp, miễn là phải thông báo cho hội đồng AFTA ít nhất 6 tháng trước khi áp dụng phương pháp mới. Tức các quốc gia phải chọn một phương pháp và áp dụng đồng loạt và ổn định cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN, song có quyền sửa đổi chứ không phải sử dụng cố định phương pháp đã chọn ban đầu.

  1. Vấn đề dịch chuyển thể nhân giữa các quốc gia ASEAN sẽ được điều chỉnh bởi các cam kết đính kèm của từ thành viên ASEAN của Hiệp định GATS vì các gói cam kết của Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN – AFAS không có các cam kết về dịch chuyển thể nhân.

Nhận định sai. Vấn đề dịch chuyển thể nhân được tách ra đàm phán riêng và điều chỉnh tại Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) cũng như các biểu cam kết cụ thể của các nước trong khuôn khổ hiệp định này, mà không thuộc gói cam kết đính kèm trong khuôn khổ Hiệp định AFAS. Căn cứ điểm a Điều 1 Hiệp định ASEAN về Dịch chuyển thể nhân (MNP) thì đây là cơ sở pháp lý chính thức điều chỉnh các vấn đề dịch chuyển thể nhân giữa các quốc gia ASEAN. Hiệp định đã nêu rõ mục tiêu hiệp định nhằm: “Quy định trong phạm vi của Hiệp định này các quyền và nghĩa vụ bổ sung những quy định trong Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ và các Nghị định thư thực hiện liên quan đến di chuyển thể nhân giữa các nước thành viên;”


Nhận xét

Mình viết về...

Hướng dẫn các nhịp và một số beat cơ bản của Pen Tapping

1-Các nhịp cơ bản:  Đầu tiên các bạn cần có bút còn về loại thì các bạn quen loại nào thì nên sử dụng loại ấy. Mình thì mình sử dụng bút jollee.  Do xem một số video về các nhịp của các anh chị rồi nên mình nghĩ thì đa số các nhịp 1,2,3 của mọi người sẽ giống nhau còn từ 4 trở đi thì mỗi người thường có một kiểu riêng. Còn mình thì mình học các nhịp của chị Suki Nguyễn  nên mình sẽ viết lại các nhịp đó.  -Nhịp 1: Gõ cổ tay phải.  -Nhịp 2: Gõ đầu bút. (phải)  -Nhịp 3: Gõ thân bút. (Nên gõ hết cả thân bút xuống mặt bàn)  -Nhịp 4: Gõ đầu bút bằng tay trái.   -Nhịp 5: Nhịp quẹt bút. (phải)  -Nhịp 6: Gõ vào cốc.   -Nhịp 7: Gõ cổ tay trái.  -Nhịp 8: Gõ thân bút bằng tay trái.  -Nhịp 9: Gõ đuôi bút bằng tay phải.  -Nhịp 0: Nhịp đuôi bút bằng tay trái. 2-Một số beat cơ bản:  Theo mình biết thì có beat một tay và beat hai tay. Mình nghĩ là các bạn nên tập beat một tay trước nên mình chỉ giới thiệu beat một tay thôi.  -Be

Câu hỏi ôn tập cuối chương | Quản trị học

  Chương I: Tổng quan về quản trị 1.       Có người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý với điều này không? Giải thích lý do. Đầu tiên, em khẳng định quan điểm của bản thân là: Giám đốc không nhất thiết phải là người giỏi nhất về cơ khí trong nhà máy. Xét về khía cạnh kinh tế học, kỹ sư và giám đốc là 2 chức vụ khác nhau có chuyên môn khác nhau: ·         Kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuỗi sản xuất của xí nghiệp; là 1 kỹ sư giỏi, cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm sao nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới. ·         Giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty,  Ngoài ra, chúng ta phải xét đến trường hợp: Giám đốc một nhà máy cơ khí mà giỏi về cơ khí hơn kỹ sư thì quá hoàn hảo. Bởi như thế Giám

THUYẾT TRÌNH VẬT LIỆU COMPOSITE | Công Nghệ lớp 11

VẬT LIỆU COMPOZÍT - COMPOSITE Định nghĩa : là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có tính chất ưu việt và bền hơn hẳn so với các vật liệu ban đầu, khi những vật liệu này làm việc riêng rẽ. Thành phần: Vật liệu composite  bao gồm có vật liệu nền và cốt .          Vật liệu nền đảm bảo việc liên kết các cốt lại với nhau, tạo cho vật liệu gồm nhiều thành phần có tính nguyên khối, liên tục, đảm bảo cho composite độ bền nhiệt, bền hoá và khả năng chịu đựng khi vật liệu có khuyết tật. Vật liệu nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc các bon.          Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học cao. Các cốt của composite có thể là các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thuỷ tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi các bon,…,     nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol, sợi Apyeil. Các nhóm sợi khác ít phổ biến hơn: sợi gốc thực vật (gỗ, xe

Trắc nghiệm Quản trị học có đáp án

  1.    Vai trò của mục tiêu trong quản trị quyết định? A. Lượng hóa các mục đích hướng đến của nhà quản trị B. Là điểm xuất phát và là cơ sở của mọi tác động trong quản trị           C. Thước đo hoạt động của nhà quản trị     D. Tất cả đều đúng 2. Công nghệ mới 4.0 là yếu tố thuộc môi trường? A. Môi trường vĩ mô B. Môi trường đặc thù C. Môi trường vi mô D. Môi trường bên trong 3. Lý thuyết chú trọng đến yếu tố con người trong quản trị là? A. Lý thuyết định lượng         B. Lý thuyết tâm lý xã hội   C. Lý thuyết quản trị cổ điển            D. Lý thuyết kiểm tra 4. Cơ cấu tổ chức liên quan đến A. Mục tiêu của tổ chức B. Bản chất sở hữu C. Số lượng nhân viên hiện có D. Tất cả dều đúng 5. Kiểm soát chất lượng quản trị tổng thể cần tiến hành hình thức kiểm tra? A. Kiểm tra hiện hành                        B. Kiểm tra lường trước         C. Kiểm tra phản hồi             D. Tất cả đều sai 6. Nhà quản trị có trách nhiệm thay mặt cho mọi thành

Ôn tập nhận định và bài tập môn Luật WTO

  CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO  CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI   1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.  Nhận định SAI.  Các quốc gia thành viên  được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.  CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT.   2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết.  Nhận định SAI.  Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.   3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.  Nhận định SAI.  Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp

Trả lời câu hỏi cuối chương 3, 6, 7 | Chủ nghĩa xã hội khoa học

  Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế? Những điều kiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ? 1 ) Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế v   Chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lý luận về các hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng và được VILênin bổ sung, phát triển, cụ thể hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết. Cho đến nay lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên những giá trị có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận. Trước h

May / Might as well | Viết lại câu: Không còn lựa chọn nào khác ngoài

Lý thuyết: Khi nói về trường hợp không còn lựa chọn khác ngoài lựa chọn này, ta sử dụng cấu trúc May (hoặc Might) as well + Verb0 Các cấu trúc đồng nghĩa khác (bài tập dạng: Viết lại câu mang nghĩa tương đương): Have no choice but to Verb0 Have no alternative but to Verb0 Make no difference Đáp án ở cuối trang Đề : Finish the second sentence so that it has a similar meaning to the first one, beginning with the given words or phrases: 1. Although you are in charge, it doesn't give you the right to be rude. You may 2. Although I tried hard, I couldn't lift the suitcase. Try 3. It would be all the same if we gave up now. We might 4. It makes no difference if we call it off. We may 5. Although it's summer, the temperature is more like winter. It may 6. Is it necessary to drive Dr. Andrews to the airport. Must 7. Perhaps these are the keys. These 8. It's possible that we know the answer tomorr

Bảng hệ thuộc luật môn Tư pháp quốc tế

  Nội dung Phạm vi áp dụng Cơ sở pháp lý Ghi chú Hệ thuộc luật nhân thân Lex personalis Pl quốc gia mà các bên mang quốc tịch cư trú Cư trú (thường trú, cư trú thường xuyên… tùy vào mỗi quốc gia) Tùy nước mà quốc tịch hoặc cư trú Năng lực plds và năng lực hành vi dân sự Xác định người chết, người mất tích Hngđ: đăng ký kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi Thừa kế Điều 673 khoản 1,k2, đ 674 k2 Đ 675  Đ 126, 127 luật hngd, đ 29 luật nuôi con nuôi 2010 K1 1 điều 681 di chúc Ngoại lệ Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân Lex Societatis Pháp luật pháp nhân mang quốc tịch Quốc tịch của pháp nhân Điều kiện, trình tự thủ tục thành lập pháp nhân Tổ chức lại hoạt động giải thể pháp nhân K1 2 đ 676 blds  Tên gọi, xác định người đại diện, trình tự thủ tục Hệ thuộc luật quốc gia nơi có tài sản Lex rei sitae Pháp luật của quốc gia nơi có tài sản Các vấn đề liên quan đến tài sản Đa số các quốc gia đều sử dụng Đặc trưng của nhóm quan hệ thừa kế: có tài sản Định danh tài sản Quyền sở hữu đối với tài sản Thực