Tình huống số 4
Ø Tóm tắt
Bị đơn: Công ty cổ phần BB
Theo nguyên đơn
(ông Nguyễn Quý) trình bày:
Từ ngày 31/7/2010,
ông vào làm việc tại Công ty Cổ phần BB. Đến ngày 01/01/2015, hai bên ký hợp đồng
lao động không xác định thời hạn với công việc là Phó quản đốc, mức lương là
5.120.000 đồng/tháng.
Ngày 01/01/2016,
Công ty và ông Quý ký kết phụ lục hợp đồng thay đổi mức lương lên thành
5.911.000 đồng/tháng, nội dung khác của hợp đồng lao động giữ nguyên. Tuy
nhiên, trong quá trình làm việc, tiền lương thực lãnh hàng tháng của ông là
10.000.000 đồng (bao gồm tiền lương 6.000.000 đồng; các khoản tiền phụ cấp là
4.000.000 đồng).
Đến ngày
02/01/2017, bà Nguyễn Thị Tố Trinh (Trưởng phòng Hfnh chính Nhan sự Công ty) mời
ông lên phòng và thông bó miệng rằng Tổng Giám đốc buộc ông thôi việc từ ngày
05/01/2017, bắt ông làm đơn xin nghỉ việc không có lý do.
Ông được
nghỉ Tết từ ngày 24/01/2017 đến ngày 03/02/2017. Từ ngày 04/02/2017 đến hết
ngày 10/02/2017, ông được nghỉ phép theo đơn xin nghỉ phép. Ngày 11/02/2017,
ông đến Công ty làm việc nhưng Công ty không cho ông vào làm việc. Ngày
14/02/2017, ông làm đơn khiếu nại yêu cầu Công ty giải quyết cho ông về sự việc
ông bị bà Nguyễn Thị Tố Trinh thông báo cho thôi việc từ ngày 05/01/2017 như
nêu trên. Ngày 25/02/2017, tổng Giám đốc Công ty mời ông tham gia cuộc họp ngày
05/03/2017. Ông không tham gia cuộc họp.
Đến ngày 30/03/2017, ông nhận
được Quyết định số 018/SPL ngày 18/03/2017 xử lý kỷ luật lao động sa thải ông
(nhận quyết định qua đường bưu điện).
Nay ông quý yêu cầu
Công ty Cổ phần BB
- Hủy bỏ quyết định
kỷ luật sa thải số 018/SPL ngày 18/03/2017 và nhận ông vào Công ty làm việc lại
- Trả lại số tiền
lương những ngày không được làm việc kể từ ngày 18/03/2017 cho đến khi Công ty
nhận ông vào vào làm việc lại với mứ lương thưc lãnh hàng tháng là 10.000.000 đồng.
- Bồi thường cho
ông 02 tháng tiền lương do sa thải trái pháp luật là 10.000.000 đồng x 2 tháng=
20.000.000 đồng.
Hỏi: Theo quy định pháp luật lao động hiện hành, bạn đánh
giá như thế nào về quyết định xử lý kỷ luật sa thải của Công ty đối với ông
Quý?
Quyết định xử
lý kỷ luật sa thải của Công ty đối với ông Quý phải tuân thủ quy trình, thủ tục
đầy đủ tại khoản 1
Điều 123 BLLĐ
2012 quy định Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động thì có hiệu
lực hợp lệ.
“Việc xử lý kỷ
luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng
lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự
tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao
động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;
trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người
đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý
kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.”
Nếu có điểm nào bị thiếu hoặc được thực
hiện không đúng luật thì quyết định sa thải ông Quý của Công ty vô hiệu.
v Công ty phải chứng minh được lỗi của
ông Quý
Trách nhiệm
chứng minh lỗi của ông Quý thuộc về Công ty. Các lý do mà Hội đồng kỷ luật ra
quyết định sa thải ông Quý bao gồm:
·
Ông Quý tự
ý nghỉ việc quá 05 ngày (từ 11/02/2017 đến 05/03/2017);
·
Có sai phạm
trong sản xuất (có xác nhận của công nhân bộ phận do ông Quý quản lý).
Tuy nhiên, theo ông Quý trình bày: “Ngày
11/02/2017, ông đến Công ty làm việc nhưng Công ty không cho ông vào làm việc.”, Tòa án cần xác minh trên thực tế ông Quý
có bị Công ty tạo cản trở trong quá trình làm việc hay không? Bởi nếu thực sự
là Công ty khiến ông không thể làm việc được thì việc sa thải ông Quý là trái
pháp luật.
Trong trường hợp ông Quý tự ý nghỉ việc từ
ngày 11/02/2017 đến ngày 05/03/2017, ông Quý đã nghỉ 20 ngày (đã trừ đi ngày
nghỉ hằng tuần) thì Công ty áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo khoản 13 Nghị định 148/2018 sửa đổi
khoản 1 Điều 31 NĐ 05/2015 là hợp lý:
“1. Người sử dụng lao động áp dụng hình thức
xử lý kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có
lý do chính đáng quy định tại Khoản 3 Điều 126 của Bộ luật
lao động như sau:
a)
20 ngày làm
việc cộng dồn trong khoảng thời gian tối đa 01 năm (365 ngày), kể từ ngày
đầu tiên tự ý bỏ việc.”
Còn về vấn đề ông Quý có sai phạm trong sản
xuất, cả Công ty và ông Quý không đưa ra bất kỳ biên bản nào chứng minh ông Quý
đã bị xử lý kỷ luật lao động theo quy trình xử lý tại Điều 123 BLLĐ 2012 về vấn đề này nên lý do của Công
ty đưa ra là không hợp lý dù có xác nhận của công nhân bộ phận do ông Quý quản
lý.
v Phải có sự tham gia của tổ chức đại
diện tập thể lao động tại cơ sở và ông Quý
Căn cứ vào khoản 12 Nghị định 148/2018 sửa đổi Điều 30 Nghị định 05/2015,
Công ty phải thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao
động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1
Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được
thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật
lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo. Do luật không quy định
thời hạn thông báo nên có thể hiểu rằng thời hạn này phụ thuộc vào Công ty.
Theo Công ty, lần họp để xử lý kỷ luật là lần họp vào ngày 18/03/2017, được
thông báo mời vào ngày 12/03/2017. Thời hạn này là hợp lý. Tuy nhiên, ông Quý
không nhắc đến lần họp này.
Một lưu ý là lần họp vào ngày
05/03/2017 và ngày 10/03/2017 không được tính là lần họp để xử lý kỷ luật lao động
do nội dung họp là để giải quyết đơn khiếu nại của ông Quý.
Do đó, Công ty tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật đối với ông Quý có sự
tham gia Đại diện công đoàn nhưng ông Quý không có mặt. Theo khoản 12 Nghị định 148/2018 sửa đổi
Điều 30 Nghị định 05/2015: “Trường
hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản
1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc
nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì
người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.” thì Công ty đã tuân thủ quy định.
v Việc xử lý kỷ luật lao động phải được
lập thành biên bản
Cả Công ty và
ông Quý đều không đề cập vấn đề này. Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Nghị định 148/2018 sửa đổi Điều
30 Nghị định 05/2015:
“3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được
lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc
cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp.
Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản
thì phải ghi rõ lý do.” thì Công ty phải cung cấp biên bản họp có chữ ký
ngày 18/03/2017.
Nhận xét
Đăng nhận xét