Tóm tắt bài tập tình huống 4
Nguyên đơn: ông Trần Văn Thanh
Bị đơn: Trung tâm dạy nghề Quận X
Theo lời nguyên đơn trình bày
Tháng
11/2013, ông Thanh được nhận vào làm bảo vệ tại Trung tâm dạy nghề quận X
(TTDN), ông Thanh và TTDN ký liên tiếp 04 HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng từ
ngày 1/11/2013 đến 31/12/2017. Trong đó, HĐLĐ đầu tiên có mức lương 1.400.000 đồng/tháng,
HĐLĐ thứ 2 mức lương là 1.600.000 đồng/tháng và 2 HĐLĐ tiếp theo có mức lương
1.800.000 đồng/tháng.
Sau
ngày 31/12/2017, ông Thanh vẫn đi làm. Đến ngày 28/1/2018, TTDN mới thông báo
cho ông biết HĐLĐ đã hết hạn từ ngày 31/12/2017 và TTDN không tiếp tục ký HĐLĐ
với ông Thanh nữa và đồng thời giao QĐ số 41/QĐ-TTDN chấm dứt HĐLD với ông.
TTDN
đã có những vi phạm trong quá trình ký kết và thực hiện HĐLĐ. Mức lương theo
HĐLD thấp hơn mức lương tối thiếu do Chinh phủ quy định. Cũng như, ông Thanh
không có vi phạm kỷ luật và không bị xử lý KLLĐ trong quá trình làm việc tại
TTDN nên hành vì chấm dứt HĐLĐ đối với ông Thanh là trái pháp luật.
Nay
ông Thanh yêu cầu buộc TTDN:
-
Hủy bỏ QĐ số 41/QĐ-TTDN về việc chấm dứt HĐLĐ với ông Thanh.
-
Thanh toán tiền chênh lệch lương so với lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
-
Trả các khoản tiền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, cụ thể:
+ Tiền lương trong những ngày ông Thanh không
được làm việc là 05 tháng cộng với 02 tháng tiền lương là 07 tháng;
+ Trả tiền do vi phạm thời hạn báo trước đồi với
HĐLĐ không xác định thời hạn là 45 ngày.
Ø Bài tập
Với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bạn hãy chuẩn bị bài luận cứ để bảo vệ cho thân chủ của mình.
Thứ nhất, về việc nguyên đơn thực hiện nội dung hợp đồng lao động:
Trong thời gian làm việc
đến ngày 31/12/2017, ông Thanh thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp
đồng lao động. Nguyên đơn thường xuyên bỏ vị trí gác biểu hiện qua việc tổ bảo
vệ đã họp và nhắc nhở nhiều lần nhưng ông Thanh không những chậm khắc phục mà
còn vi phạm nhiều hơn. Các nhân viên bảo vệ khác đã có ý kiến và yêu cầu ban
giám đốc giải quyết. Ông Thanh cũng đã viết cam kết ngày 5/1/2018 hứa khắc phục
những thiếu sót. Qua đó, cho thấy ông Thanh thường xuyên vi phạm nội dung hợp đồng
lao động với trung tâm dạy nghề quận X.
Thứ hai, về thời hạn thông báo cho nguyên đơn biết trước:
Căn cứ
vào khoản 2 Điều 22 BLLĐ 2012, hợp đồng lao động giữa ông Thanh
và trung tâm dạy nghề quận X lần thứ 3 và lần thứ 4 tự động trở thành hợp đồng
lao động không xác định thời hạn.
Căn cứ
vào điểm a khoản 2 Điều 38 BLLĐ 2012, khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động thì người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
“Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn”. Ngày
28/11/2017, giám đốc đã ký thông báo số 319/TB-TTDN về việc không ký lại hợp đồng
lao động đối với nhân viên bảo vệ ông Thanh và ông Thanh đã nhận được thông
báo. Ngày 28/1/2018, lãnh đạo trung tâm ban hành Quyết định số 41/QĐ-TTDN về việc
chấm dứt HĐLĐ đối với ông Thanh. Từ ngày 28/11/2017 đến ngày 28/1/2018 là 61
ngày nên trung tâm dạy nghề đã tuân thủ đúng pháp luật về thời hạn thông báo
cho người lao động biết trước.
Thứ ba, về các yêu cầu của nguyên đơn:
Trung tâm dạy nghề quận X
đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi chấm dứt hợp đồng lao động không
xác định thời hạn với ông Thanh nên không thể áp dụng Điều 42 BLLĐ 2012
quy định Nghĩa vụ của
người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, các yêu cầu của ông Thanh không được
chấp nhận.
Từ tình hình thực tế, qua 3 nhận định trên, với tư cách người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho bị đơn là trung tâm dạy nghề quận X, tôi kính đề xuất Hội Đồng
xét xử sơ thẩm xem xét áp dụng các điều sau đây:
1. Đề nghị áp dụng khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012 quy định Các trường hợp chấm dứt
hợp đồng lao động: “Người
sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều
38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay
đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia
tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
2. Đề nghị áp dụng điểm a khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 quy
định Quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng
lao động;”
Vậy, kính
mong được Quý Tòa nghiên cứu chấp nhận các luận cứ và các kiến nghị cụ thể hợp
tình, hợp lý và thỏa đáng nói trên, để cho thân chủ tôi được bồi thường thiệt hại
và đưa ra được một bản án khách quan và chính xác, đúng pháp luật.
Nhận xét
Đăng nhận xét