Chuyển đến nội dung chính

Bài tập Những cấp phó có sứ mệnh giúp các cấp trưởng | Quản trị nhân sự

 Đề:  Bố trí nhân sự vị trí quan trọng

Có nhận định cho rằng:

Những cấp phó có sứ mệnh giúp các cấp trưởng. Chỉ nên bố trí họ làm phó chỗ này chỗ kia. Không bố trí họ từ phó lên trưởng. Khi bố trí trưởng thì lấy trưởng chỗ này làm trưởng chỗ kia. Chứ không đem phó lên làm trưởng được.”

Chia sẻ tầm nhìn của em về cách thấy trên trong bố trí nhân sự cấp cao.


CÔ SỬA

Nếu ở tổ chức lớn, cách bố trí nhân sự này chưa hẳn là không phù hợp. Xét đến phẩm chất của người vị trí cấp cao, cần tính làm chủ, tính trách nhiệm, tính chinh phục, khả năng chịu đựng áp lực, nhìn và dùng người hiệu quả....hơn là năng lực chuyên môn, chuyên môn thì cấp dưới có thể hỗ trợ. 


  1. Khái niệm bố trí nhân sự và vai trò của bố trí nhân sự 

Bố trí nhân sự là quá trình sắp đặt nhân sự vào các vị trí công việc của tổ chức nhằm khai thác và phát huy năng lực làm việc của nhân sự một cách tối đa, đạt hiệu quả cao trong công việc.

Vai trò

  • Vai trò chung: Tạo lập sức mạnh thống nhất cho tổ chức và các nhóm làm việc, phát huy được sở trường của mỗi người, từ đó thúc đẩy nâng cao hiệu suất làm việc và qua đó hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

  • Vai trò cụ thể:

  • Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Đảm bảo đúng người và đúng việc: đảm bảo sử dụng nhân lực đúng với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi cá nhân nhằm gia tăng năng suất lao động và động lực của nhân viên.

  • Đảm bảo đúng thời hạn, đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt trong sử dụng lao động: tránh những đột biến về nhân lực, đa dạng hóa loại hình hợp đồng.

Một số mô hình quản trị nhân sự

  • Mô hình quản trị nhân sự theo cấp bậc (chiều dọc)

Nhân sự được bố trí từ cấp quản lý cao nhất đến thấp nhất. Ví dụ từ giám đốc, đến trưởng phòng, trưởng nhóm, chuyên viên, nhân viên. Mỗi cấp bậc có những quyền hạn khác nhau. Mức độ quyết định cũng theo trình tự từ thấp đến cao, dựa trên những quyền hạn và trách nhiệm giao cho từng nhân sự.

  • Mô hình bố trí nhân sự theo chức năng (chiều ngang)

Nhiều doanh nghiệp chỉ có giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng chuyên môn, còn lại là những nhân viên ngang hàng, ngang cấp bậc, được quản lý theo phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban chỉ có từ 1-3 người, số lượng ít, quản lý nhanh.

Theo chức năng công việc, mọi người đều có quyền quyết định, biểu quyết như nhau. Người lãnh đạo cao nhất sẽ là người ra quyết định cuối cùng. Quy mô nhân sự ít, họp bàn và ra quyết định không mất nhiều thời gian. Trong khi đó, lấy ý kiến của nhiều người làm cùng một chức năng sẽ giúp quyết định có tính thống nhất và giá trị tham mưu cao.

  • Mô hình bố trí nhân sự theo ma trận (chiều ngang và chiều dọc)

Mỗi nhân viên trong mô hình này có thể góp mặt trong nhiều đội nhóm. Mỗi đội nhóm quy tụ nhiều nhân sự có những chức năng khác nhau, tham gia triển khai một dự án nào đó. Xong dự án đó, nhân viên lại tham gia đội nhóm khác, có những thành viên đa chức năng khác, đảm nhận dự án khác.

Bố trí nhân sự theo cách này giúp doanh nghiệp linh hoạt nhân sự, khai thác tối đa năng lực từng nhân viên. Về phía nhân viên cũng có cơ hội trải nghiệm nhiều tính chất nhiệm vụ, công việc mới mẻ, tránh sự nhàm chán.


2. Mục tiêu và nguyên tắc bố trí nhân sự cấp cao

  1. Mục tiêu của bố trí nhân sự cấp cao

           Bố trí nhân sự trong công tác vận hành doanh nghiệp là việc sắp đặt nhân lực lấp đầy các vị trí công việc trong doanh nghiệp. Mục tiêu của bố trí nhân sự nói chung là nhằm đảm bảo mỗi cá nhân có điều kiện phát huy tối đa năng lực, gắn kết tạo thành một chuỗi các nhiệm vụ hoàn thành ở mức cao nhất, tối ưu lợi ích sản xuất kinh doanh cho từng cá nhân và cả tổ chức.

  1. Nguyên tắc bố trí nhân sự cấp cao

  • Lên kế hoạch bố trí nhân sự từ trước khi vận hành doanh nghiệp

     Dù là doanh nghiệp mới khởi nghiệp, ban lãnh đạo cũng cần xác định rõ mô hình bố trí nhân sự phù hợp trong tương lai gần. Khi doanh nghiệp vận hành cũng là lúc áp dụng mô hình. Có thể chưa hoàn chỉnh nhưng vẫn hơn là sự lúng túng, chắp vá, làm tới đâu sửa tới đó. Vì như vậy sẽ tác động đến lòng trung thành, sự nhiệt huyết của người lao động. Một khi người lao động không an tâm về sự phát triển của bản thân trong công việc, cũng như về quyền lợi khi họ nỗ lực cống hiến thì quyết định chuyển việc rất có thể được xác thực.

  • Đảm bảo sự phát triển của tất cả nhân sự

      Mục tiêu bố trí nhân sự là để tạo nên một guồng máy vận hành hiệu quả, nơi mọi nhân viên đều phát huy được sở trường của mình, tương thích từng nhiệm vụ doanh nghiệp đặt ra. Và người nhân sự cấp cao sẽ đóng vai trò quyết định xem guồng máy đó có hoạt động hiệu quả hay không? Cần chỉnh sửa chỗ nào cho hợp lý? Đừng bố trí nhân sự chỉ tập trung phát triển cho một cá nhân nào. Dù nhân sự đó là ứng viên sáng giá cho vị trí quản lý tương lai thì bạn cũng không nên tập trung tạo điều kiện cho một mình họ. Một con én không làm nên mùa xuân, nếu nhân sự đó không có những đồng đội kề vai sát cánh thì hiệu quả cống hiến mang đến cho tổ chức liệu có thể như bạn kỳ vọng?

  • Lắng nghe ý kiến phản hồi

         Chính các nhân viên là người cảm nhận rõ nhất việc bố trí nhân sự nói chung và nhân sự cấp cao nói riêng đang áp dụng liệu có hiệu quả hay không, đang xuất hiện những bất cập nào, gợi mở những hướng khắc phục hiệu quả… Không có mô hình nào là hoàn hảo 100% để áp dụng mãi mãi cho một doanh nghiệp cả, chỉ có mô hình phù hợp nhất theo từng điều kiện thực tế mà thôi. Vì vậy, lắng nghe nhân viên, ghi nhận, đánh giá, lựa chọn và điều chỉnh mô hình bố trí nhân sự phù hợp trong từng giai đoạn chính là sự thức thời, nhạy bén cần có trong quản trị nhân lực.

         Bên cạnh đó, còn phải biết lắng nghe ý kiến từ cấp trên trực tiếp hoặc các phòng ban đồng cấp. Bởi lẽ, có những vấn đề mà chính nội bộ sẽ không thể nhận thấy được mà cần phải có cái nhìn khách quan và đánh giá trực tiếp. Mà ở đây, cấp trên hay các phòng ban đồng cấp là những người trực tiếp làm việc, trao đổi, từ đó sẽ dễ dàng nhận thấy điểm bất ổn trong việc bố trí nhân sự cấp cao. 


3. Quan điểm của nhóm

Bố trí nhân sự có tầm quan trọng rất lớn không chỉ đối với cá nhân đó mà còn là với tập thể công ty, đặc biệt là bố trí nhân sự cấp cao. Bố trí đúng thì mới có thể phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân. Ngược lại nếu doanh nghiệp tìm được đội ngũ nhân viên có tiềm năng mà không biết cách sử dụng họ hiệu quả thì tổng thể chung cũng không đạt được những điều doanh nghiệp kỳ vọng. Bố trí nhân sự ảnh hưởng đến vấn đề quản trị nhân sự rất nhiều. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các vấn đề như sau: 

  • Tác động đến năng suất lao động trong toàn bộ doanh nghiệp: một cá nhân có thể hoạt động đúng, hoạt động đủ và hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều đến năng suất của tập thể.  

  • Tác động trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực là tài nguyên của công ty. Nếu quản trị nhân lực không hiệu quả thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường rất thấp.

  • Tác động đến khả năng thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong doanh nghiệp: Mỗi một quy trình của công ty đều có sự can thiệp của con người. Do vậy, khi một cá nhân hoạt động không đạt hiệu quả sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến bộ máy vận hành của doanh nghiệp.

Do đó, nhóm cho rằng quan điểm bố trí nhân sự trên là chưa phù hợp

Thứ nhất, mỗi người lao động muốn gắn bó lâu dài với công ty thì cần cho họ cơ hội phát triển sự nghiệp. Việc luân chuyển cấp phó này đến nơi của cấp phó khác không phù hợp, hạn chế khả năng phát triển của người lao động đó.

Thứ hai, hoạt động bố trí nhân sự phải phù hợp với chiến lược phát triển của tổ chức. Không thể vì quan điểm “không bổ nhiệm cấp phó lên làm cấp trưởng” mà điều chuyển cấp phó có năng lực làm việc tốt đến nơi khác. Việc này tốn thời gian thích nghi phong cách làm việc cho các bên.

Thứ ba, quyền lực để điều phối nhân viên. Cấp phó, cấp trưởng sau thời gian làm việc có thể có được sự tín nhiệm của nhân viên cấp dưới. Cấp phó, cấp trưởng từ nơi khác đến có thể do không có được sự tín nhiệm của nhân viên mà không thể điều phối nhân viên một cách tốt nhất.

Thứ tư, việc điều cấp trưởng này sang cấp trưởng khác mất thời gian để cấp trưởng mới làm quen với công việc mới, vị trí mới cũng như các cấp dưới. Trong quá trình làm việc ở vị trí cũ, cấp trưởng đã quen với công tác của mình và có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như làm quen và nắm rõ điểm mạnh điểm yếu của từng cấp dưới.

Thứ năm, việc luân chuyển các cấp trưởng vừa lãng phí nhân lực vừa không tạo cơ hội cho nhân viên thăng chức. Cấp phó, cấp trưởng chỉ là tên của chức vụ, không phải là định nghĩa năng lực của người nhân viên đó. Vì thế, chỉ cần nhân viên đủ năng lực, kinh nghiệm là có thể bố trí họ vào vị trí cấp phó, cấp trưởng.

Thứ sáu, khi luân chuyển các cấp trưởng, chỉ cần một cấp trưởng từ chức sẽ tạo ra sự đứt đoạn trong luân chuyển. Nếu tuyển thêm cấp trưởng từ bên ngoài thì sẽ lãng phí ngân sách, thời gian để người mới quen với văn hóa và công việc của công ty. Việc bổ nhiệm một cấp phó đã có đủ năng lực và kinh nghiệm lên vị trí cấp trưởng trong nội bộ sẽ tiết kiệm hơn.


Nhận xét

Mình viết về...

Hướng dẫn các nhịp và một số beat cơ bản của Pen Tapping

1-Các nhịp cơ bản:  Đầu tiên các bạn cần có bút còn về loại thì các bạn quen loại nào thì nên sử dụng loại ấy. Mình thì mình sử dụng bút jollee.  Do xem một số video về các nhịp của các anh chị rồi nên mình nghĩ thì đa số các nhịp 1,2,3 của mọi người sẽ giống nhau còn từ 4 trở đi thì mỗi người thường có một kiểu riêng. Còn mình thì mình học các nhịp của chị Suki Nguyễn  nên mình sẽ viết lại các nhịp đó.  -Nhịp 1: Gõ cổ tay phải.  -Nhịp 2: Gõ đầu bút. (phải)  -Nhịp 3: Gõ thân bút. (Nên gõ hết cả thân bút xuống mặt bàn)  -Nhịp 4: Gõ đầu bút bằng tay trái.   -Nhịp 5: Nhịp quẹt bút. (phải)  -Nhịp 6: Gõ vào cốc.   -Nhịp 7: Gõ cổ tay trái.  -Nhịp 8: Gõ thân bút bằng tay trái.  -Nhịp 9: Gõ đuôi bút bằng tay phải.  -Nhịp 0: Nhịp đuôi bút bằng tay trái. 2-Một số beat cơ bản:  Theo mình biết thì có beat một tay và beat hai tay. Mình nghĩ là các bạn nên tập beat một tay trước nên mình chỉ giới thiệu beat một tay thôi.  -Be

Trả lời câu hỏi cuối chương 3, 6, 7 | Chủ nghĩa xã hội khoa học

  Chương 3: Chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1. Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế? Những điều kiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ? 1 ) Làm rõ quan niệm về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội trên thực tế v   Chủ nghĩa xã hội - Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử - tự nhiên”. Lý luận về các hình thái kinh tế - xã hội do C.Mác và Ph.Ăngghen khởi xướng và được VILênin bổ sung, phát triển, cụ thể hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết. Cho đến nay lý luận về hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên những giá trị có ý nghĩa về thế giới quan và phương pháp luận. Trước h

Câu hỏi ôn tập cuối chương | Quản trị học

  Chương I: Tổng quan về quản trị 1.       Có người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà máy đó. Bạn có đồng ý với điều này không? Giải thích lý do. Đầu tiên, em khẳng định quan điểm của bản thân là: Giám đốc không nhất thiết phải là người giỏi nhất về cơ khí trong nhà máy. Xét về khía cạnh kinh tế học, kỹ sư và giám đốc là 2 chức vụ khác nhau có chuyên môn khác nhau: ·         Kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó trong chuỗi sản xuất của xí nghiệp; là 1 kỹ sư giỏi, cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm sao nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi mới. ·         Giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty,  Ngoài ra, chúng ta phải xét đến trường hợp: Giám đốc một nhà máy cơ khí mà giỏi về cơ khí hơn kỹ sư thì quá hoàn hảo. Bởi như thế Giám

Ôn tập nhận định và bài tập môn Luật WTO

  CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO  CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI   1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác.  Nhận định SAI.  Các quốc gia thành viên  được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.  CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT.   2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết.  Nhận định SAI.  Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.   3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.  Nhận định SAI.  Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp

Trắc nghiệm Quản trị học có đáp án

  1.    Vai trò của mục tiêu trong quản trị quyết định? A. Lượng hóa các mục đích hướng đến của nhà quản trị B. Là điểm xuất phát và là cơ sở của mọi tác động trong quản trị           C. Thước đo hoạt động của nhà quản trị     D. Tất cả đều đúng 2. Công nghệ mới 4.0 là yếu tố thuộc môi trường? A. Môi trường vĩ mô B. Môi trường đặc thù C. Môi trường vi mô D. Môi trường bên trong 3. Lý thuyết chú trọng đến yếu tố con người trong quản trị là? A. Lý thuyết định lượng         B. Lý thuyết tâm lý xã hội   C. Lý thuyết quản trị cổ điển            D. Lý thuyết kiểm tra 4. Cơ cấu tổ chức liên quan đến A. Mục tiêu của tổ chức B. Bản chất sở hữu C. Số lượng nhân viên hiện có D. Tất cả dều đúng 5. Kiểm soát chất lượng quản trị tổng thể cần tiến hành hình thức kiểm tra? A. Kiểm tra hiện hành                        B. Kiểm tra lường trước         C. Kiểm tra phản hồi             D. Tất cả đều sai 6. Nhà quản trị có trách nhiệm thay mặt cho mọi thành

Bài tập môn Pháp luật thương mại ASEAN

  BT1: Công ty xe đạp Việt Nam dự định nhập 1000 xe đạp Modulo chính hãng Honda nguyên chiếc từ Thái Lan, với đơn giá mỗi chiếc là 9.400.000 đồng. Qua trao đổi với nhà sản xuất Thái Lan, giám đốc công ty xe đạp Việt Nam được biết lốp xe được là từ 100% cao su Thái Lan (4012.20.00, trị giá 1.000.000 đồng), xích xe đạp mua từ nhà sản xuất bằng nguyên liệu địa phương (7315.11.10, trị giá 500.000), khung xe do Honda Nhật cung cấp (8714.10.30, trị giá 3.000.000 đồng), yên xe (8714.10.10), trị giá 200.000), thiết bị chuyển động cũng do Honda Nhật cung cấp (8714.10.40, trị giá 2.000.000 đồng) và phanh do Honda Thái Lan sản xuất (8714.10.60, trị giá 300.000) cùng với một số phụ liệu khác mà nhà sản xuất Thái Lan tận dụng các mặt hàng nội địa. Dựa trên những thông tin đã biết, anh/ chị hãy xác định hàng hóa xe đạp Modulo nhập từ Thái Lan có được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ATIGA khi nhập vào Việt Nam hay không? (bằng cả hai phương pháp RVC và CTC) Trả lời: Xe đạp Modulo là hàng hóa

Trắc nghiệm môn Thanh toán quốc tế có đáp án

  CÂU 1 . UCP 600 được áp dụng đương nhiên đối với:  a/ L/C mở bằng thư  b/ L/C mở bằng telex  c/ L/C mở bằng Swift  d/ Tất cả các phương án trên đều không đúng.  D. Điều 1 UCP 600: L/C ghi áp dụng UCP thì UCP được áp dụng CÂU 2: Phiên bản UCP nào sau đây còn hiệu lực áp dụng:  a/ UCP 600 ICC 2007  b/ UCP 500 ICC 1993  c/ UCP 400 ICC 1983  d/ Tất cả các phiên bản đều còn nguyên hiệu lực.   D. UCP là tập quán quốc tế, bản sau không phủ định giá trị của bản trước CÂU 3: Nêu định nghĩa "tín dụng chứng từ" trong UCP 600. Tên gọi nào sau đây là đúng đối với  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:  a/ Tín dụng /chứng từ  b/ Thư tín dụng  c/ Tín dụng thư  d / Tất cả đều đúng  CÂU 4. Ta có dữ liệu trong một bức L/C như sau: Date of Issue: 130101; Date of Expiry: 130315.  Latest day of Shipment: 121225. Công ty X giao hàng ngày 25/12/2012. Vậy ngày trễ nhất để xuất  trình chứng từ là ngày nào?  a. 16/01/2013  b. 15/01/2013  c. 15/02/2013  d. 15/03/2013  CÂU 5. Ta có dữ liệu sau: Ng

Thảo luận môn Pháp luật Thương mại hàng hóa và dịch vụ

 TM: thương mại LTM: Luật Thương mại năm 2005 Đ: Điều NĐ: nghị định HĐ: hợp đồng bt: bồi thường btth: bồi thường thiệt hại CHƯƠNG I Doanh nghiệp tư nhân/hộ kinh doanh hay chủ doanh nghiệp tư nhân/chủ hộ kinh doanh là thương nhân?  5. Trong những trường hợp nào LTM 2005 không được mặc nhiên áp dụng mà chỉ được áp dụng khi có thoả thuận trong hợp đồng? 1. Theo Khoản 3 điều 1 Luật TM: Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này 2. Đối với những hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam (khi đó, Luật Thương mại không được đương nhiên áp dụng), nhưng nếu các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật Thương mại Việt Nam hoặc chọn áp dụng luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật Thương mại Việt Nam (khoản 2 Đ 1 LTM) 3. khoản 2 Đ 5: Các bên trong gia